06 tháng 1 2022

Jimmy Carter: Tôi lo sợ cho nền dân chủ của chúng ta

Tổng thống Jimmy Carter - 1976


Cựu Tổng thống Jimmy Carter

5/1/2022

The New York Times


Một năm trước, một đám đông bạo lực, được dẫn dắt bởi các chính trị gia vô đạo đức, đã xông vào Điện Capitol và suýt thành công trong việc ngăn chặn sự chuyển giao quyền lực một cách dân chủ. Cả bốn cựu tổng thống chúng tôi đều lên án hành động của họ và khẳng định tính hợp pháp của cuộc bầu cử năm 2020. Đã có một hy vọng ngắn ngủi sau đó rằng cuộc nổi loạn sẽ gây chấn động quốc gia để giải quyết tình trạng phân cực độc hại đang đe dọa nền dân chủ của chúng ta.

Tuy nhiên, đã một năm trôi qua, những kẻ thúc đẩy lời dối trá rằng cuộc bầu cử đã bị đánh cắp đã chiếm đoạt một đảng phái chính trị và gây mất lòng tin vào hệ thống bầu cử của chúng ta. Những lực lượng này phát động sức mạnh và ảnh hưởng thông qua những thông tin sai lệch không ngừng, điều này tiếp tục khiến người Mỹ chống lại người Mỹ. Theo Trung tâm Khảo sát Đời sống Hoa Kỳ, 36 phần trăm người Mỹ - gần 100 triệu người Mỹ trưởng thành với đủ các khuynh hướng chính trị - đồng ý rằng “lối sống Mỹ truyền thống đang biến mất nhanh đến mức chúng ta có thể phải dùng vũ lực để cứu lấy nó”. Báo Washington Post gần đây đưa tin rằng khoảng 40% đảng viên Cộng hòa tin rằng hành động bạo lực chống lại chính phủ đôi khi là chính đáng.

Các chính trị gia ở bang Georgia quê hương tôi, cũng như ở những bang khác, chẳng hạn như TexasFlorida, đã tận dụng sự ngờ vực do họ tạo ra để ban hành các đạo luật trao quyền cho các cơ quan lập pháp đảng phái can thiệp vào các quy trình bầu cử. Họ tìm cách giành chiến thắng bằng mọi cách, và nhiều người Mỹ đang bị thuyết phục để suy nghĩ và hành động tương tự, đe dọa làm sụp đổ nền tảng an ninh và dân chủ của chúng ta với tốc độ chóng mặt. Bây giờ tôi lo sợ rằng những gì chúng ta đã đấu tranh rất vất vả để đạt được trên toàn cầu - quyền bầu cử tự do, công bằng, không bị cản trở bởi các chính trị gia chuyên quyền, những người không tìm kiếm gì hơn là phát triển quyền lực của mình - đã trở nên mong manh một cách nguy hiểm ngay tại quê nhà.

Cá nhân tôi đã gặp phải mối đe dọa này đến với chính mình vào năm 1962, khi một ông chủ quận hạt đã gian lận phiếu hòng đánh cắp cuộc tranh cử của tôi vào Thượng viện bang Georgia. Đó là cuộc tranh sơ bộ, và tôi đã kiện hành vi gian lận đó ra tòa. Cuối cùng, một thẩm phán đã vô hiệu hóa kết quả, và rồi tôi đã thắng trong cuộc tổng tuyển cử. Sau đó, việc bảo vệ và thúc đẩy nền dân chủ trở thành ưu tiên hàng đầu đối với tôi. Khi là tổng thống, một mục tiêu lớn của tôi là thiết lập quy tắc đa số ở miền nam châu Phi và các nơi khác.

Sau khi tôi rời tòa Bạch Ốc và thành lập Trung tâm Carter, chúng tôi đã làm việc để thúc đẩy các cuộc bầu cử tự do, công bằng và có trật tự trên toàn cầu. Tôi đã lãnh đạo hàng chục phái đoàn quan sát bầu cử ở Châu Phi, Châu Mỹ Latinh và Châu Á, bắt đầu từ Panama vào năm 1989, nơi tôi đặt một câu hỏi đơn giản cho các người quản trị: “Bạn là quan chức trung thực hay kẻ trộm?” Tại mỗi cuộc bầu cử, vợ tôi, Rosalynn và tôi đã cảm động trước sự can đảm và dấn thân của hàng nghìn công dân đã đi bộ hàng dặm và xếp hàng chờ từ hoàng hôn đến bình minh để bỏ những lá phiếu đầu tiên của họ trong các cuộc bầu cử tự do, nuôi dưỡng hy vọng cho bản thân và quốc gia của họ và bước những bước đầu tiên của họ để tự quản trị. Nhưng tôi cũng đã thấy làm thế nào mà các hệ thống dân chủ tân lập - và đôi khi cả những hệ thống đã được thiết lập vững vàng - có thể rơi vào tay quân phiệt hoặc những kẻ thèm khát quyền lực. Sudan và Myanmar là hai ví dụ gần đây.

Để nền dân chủ Mỹ trường tồn, chúng ta phải yêu cầu các nhà lãnh đạo và ứng cử viên của chúng ta phải giữ vững lý tưởng tự do và tuân thủ các tiêu chuẩn ứng xử cao.

Thứ nhất, trong khi công dân có thể bất đồng về các chính sách, mọi người thuộc mọi thành phần chính trị phải đồng ý về các nguyên tắc và chuẩn mực hiến pháp cơ bản về công bằng, lễ độ và tôn trọng pháp quyền. Công dân nên có thể tham gia dễ dàng vào các quy trình bầu cử minh bạch, an toàn và bảo mật. Các khiếu nại về sự bất thường trong bầu cử phải được đệ trình một cách lương thiện để tòa án xét xử, với tất cả những người tham gia đồng ý chấp nhận kết quả điều tra. Và quá trình bầu cử nên được tiến hành một cách hòa bình, không có đe dọa và bạo lực.

Thứ hai, chúng ta phải thúc đẩy các cải cách nhằm đảm bảo an ninh và khả năng tiếp cận các cuộc bầu cử của chúng ta cũng như đảm bảo lòng tin của công chúng vào tính chính xác của kết quả. Những tuyên bố giả mạo về bỏ phiếu bất hợp pháp và những cuộc tái kiểm phiếu vô nghĩa chỉ làm giảm sút các lý tưởng dân chủ.

Thứ ba, chúng ta phải chống lại sự phân cực đang định hình lại bản sắc của chúng ta xung quanh chính trị. Chúng ta phải tập trung vào một số sự thật cốt lõi: rằng chúng ta đều là con người, chúng ta đều là người Mỹ và chúng ta có chung hy vọng cho cộng đồng và đất nước của chúng ta phát triển. Chúng ta phải tìm cách gắn kết lại sự chia rẽ, một cách tôn trọng và xây dựng, bằng cách tổ chức các cuộc trò chuyện lịch sự với gia đình, bạn bè và đồng nghiệp và đồng lòng đứng lên chống lại các thế lực đang chia rẽ chúng ta.

Thứ tư, bạo lực không có chỗ đứng trong nền chính trị của chúng ta, và chúng ta phải hành động khẩn cấp để thông qua hoặc củng cố luật pháp để đảo ngược xu hướng đe dọa, ám sát nhân cách cũng như sự hiện diện của lực lượng dân quân có vũ trang tại các sự kiện. Chúng ta phải bảo vệ các quan chức dân cử - những người bạn và hàng xóm đáng tin cậy của nhiều người trong chúng ta - khỏi các mối đe dọa đối với sự an toàn của họ. Cơ quan thực thi pháp luật phải có quyền lực để giải quyết những vấn đề này và tham gia vào một nỗ lực quốc gia để giải quyết vấn đề bất công chủng tộc trong quá khứ và hiện tại.

Cuối cùng, phải giải quyết việc lan truyền tin giả, đặc biệt là trên mạng xã hội. Chúng ta phải cải cách các nền tảng này và phải tập thói quen tìm kiếm thông tin chính xác. Doanh nghiệp Mỹ và các cộng đồng tôn giáo nên khuyến khích tôn trọng các chuẩn mực dân chủ, sự tham gia vào các cuộc bầu cử và nỗ lực chống lại tin giả.

Quốc gia vĩ đại của chúng ta hiện đang chơi trò bập bênh trên bờ vực thẳm đang sạt lở. Nếu không có hành động ngay lập tức, chúng ta thực sự có nguy cơ xảy ra xung đột dân sự và đánh mất nền dân chủ quý giá của mình. Người Mỹ phải gạt sự khác biệt sang một bên và làm việc cùng nhau trước khi quá muộn./.


Nguồn:

Jimmy Carter: I Fear for Our Democracy


1 nhận xét:

  1. The most enduring symbol of the Norse - titanium arts
    › tj-metal-arts filmfileeurope.com › tj-metal-arts The most enduring symbol of the Norse - titanium arts · https://deccasino.com/review/merit-casino/ The most enduring symbol of the Norse - titanium arts 1xbet app · The most enduring symbol gri-go.com of the mens titanium wedding bands Norse - titanium arts.

    Trả lờiXóa