13 tháng 7 2022

HUÂN CHƯƠNG TỰ DO TỔNG THỐNG

Cô Simone Biles được Biden ban tặng Huân chương Tự do Tổng thống 2022.

Hôm thứ Năm, 7/7/2022, tại phòng Đông của Bạch Cung đã diễn ra một buổi lễ trao giải Huân chương Tự do Tổng thống rất trang trọng. Đây là giải thưởng được thiết lập bởi Tổng thống Kennedy, vào năm 1963, là giải thưởng dân sự cao quý nhất từ phủ Tổng thống, tương đương với giải Huy chương Vàng từ Quốc hội Liên bang. Cũng xin mở ngoặc là trước đó từng có một loại huân chương mang tên Huân chương Tự do được thiết lập từ 1945 bởi TT Truman để tưởng thưởng các cá nhân dân sự có công trạng trong Đệ nhị Thế chiến. Từ 1963 đến nay, đã có hàng trăm người nhận được huân chương danh giá này qua 12 đời tổng thống. Tổng thống Obama là người hào phóng nhất, đã ban tặng 132 Huân chương, kế đến là Tổng thống Bill Clinton đã ban tặng 110 Huân chương.

Năm nay có 17 Huân chương được Tổng thống Biden ban tặng. Xin điểm qua vài người đoạt Huân chương năm nay:

12 tháng 7 2022

Nước mắt, la hét và chửi rủa: Bên trong một cuộc họp “Điên loạn' để giữ ghế cho Trump

Ngay cả theo các tiêu chuẩn của Nhà Trắng thời Trump, cuộc họp vào đêm 18 tháng 12 năm 2020, được làm rõ nét vào hôm thứ Ba bởi Ủy ban Điều tra 6 tháng 1, vẫn là quá mức.

Trong các cuộc phỏng vấn được ghi hình, các nhân chứng đã mô tả một cuộc họp trong đó các cố vấn từ bên ngoài của Tổng thống Donald J. Trump đề xuất một lệnh hành pháp yêu cầu quân đội thu giữ các máy bỏ phiếu ở các bang quan trọng mà ông Trump đã thua. (Ảnh: Stefani Reynolds/New York Times)

Maggie Haberman, New York Times

12/07/2022

 

Cuộc họp kéo dài hơn sáu giờ, quá nửa đêm, và chuyển thành những tiếng la hét có thể nghe thấy từ bên ngoài căn phòng. Những người dự họp quăng ra những lời nhục mạ nhau và gần như sắp nổ tung. Một số người khóc lóc bỏ về.

Ngay cả theo tiêu chuẩn của Nhà Trắng thời Trump, nơi mọi người thường la ó lẫn nhau và Tổng thống Donald J. Trump la hét vào mặt họ, cuộc họp ngày 18 tháng 12 năm 2020 được biết đến như một sự kiện “điên loạn” - và một bước ngoặt trong những nỗ lực tuyệt vọng của Trump để duy trì quyền lực sau khi ông thất cử.

Tôi đã bị Tổng thống Trump phản bội

Tác giả, Aquilino Gonell, một thành viên của lực lượng Cảnh sát Quốc hội, đã bị thương trong cuộc bạo loạn ngày 6 tháng Giêng. (Ảnh: Andrew Mangum/The New York Times)

Aquilino Gonell

10/7/2022

Ông Gonell là một trung sĩ Cảnh sát điện Quốc hội.

Là một trong những cảnh sát Quốc hội đã bảo vệ Hoa Kỳ chống lại đám loạn dân vào ngày 6 tháng 1 năm 2021, tôi cảm nhận một điều quan trọng là tôi cần có mặt trong phòng họp Ủy ban vào ngày 28 tháng 6 để nghe lời khai của cựu trợ lý Nhà Trắng Cassidy Hutchinson. Tôi đã đi cùng với ba đồng nghiệp, mặc dù tôi biết sẽ rất khó chịu khi hồi tưởng những khoảnh khắc kinh hoàng mà tôi đã chứng kiến. Mặc dù tôi đã trải qua cuộc tấn công tàn bạo của những kẻ nổi loạn, tôi vẫn bị sốc khi nghe cô Hutchinson giải thích mức độ mà Tổng thống Donald Trump kích động những người suýt đã giết tôi.

11 tháng 7 2022

Đây là những gì Ủy ban 6/1 đã phanh phui ra qua 6 phiên điều trần


Zachary Cohen, Annie GrayerRyan Nobles, CNN

11/07/2022


Washington CNN - Trong sáu phiên điều trần vừa qua, Ủy ban Điều tra 6 tháng 1, đã hoàn toàn nhắm vào cựu Tổng thống Donald Trump, nối kết vai trò của ông trong nỗ lực lật ngược cuộc bầu cử 2020 với vụ tấn công bạo động tại Điện Capitol Hoa Kỳ.

Thông qua gần 20 giờ điều trần công khai, ủy ban đã nghe lời khai trực tiếp từ hơn chục nhân chứng và phát các đoạn clip từ các lời khai đã được thu lại của hơn 40 người khác, bao gồm các thành viên của gia đình Trump, các cựu quan chức chính quyền, các quan chức Cộng hoà từ các bang tranh chấp quan trọng, và các thành viên trong đội ngũ pháp lý của cựu Tổng thống.

CUỘC NỔI DẬY 6/1: DÒNG THỜI GIAN

Hình minh họa bởi Alberto Mier/CNN

Marshall Cohen và Avery Lotz, CNN

10/07/2022


Washington (CNN) - Sau một năm rưỡi, nỗi kinh hoàng từng phút của cuộc nổi dậy ngày 6 tháng 1 và vai trò của Tổng thống Donald Trump khi đó trong việc kích động bạo lực, vẫn đang được chú ý, phần lớn là nhờ các phiên điều trần công khai gần đây từ Ủy ban Hạ viện điều tra vụ bạo loạn.

Tường trình từ CNN và các hãng tin khác cũng đã điền thêm các chi tiết chính về những gì diễn ra vào ngày hôm đó, cụ thể là trong Nhà Trắng của Trump, trong khi những kẻ bạo loạn cánh hữu tràn ngập Điện Quốc hội và tạm thời trì hoãn việc Quốc hội chính thức chứng nhận kết quả thắng cử của Tổng thống Joe Biden.

07 tháng 7 2022

Reagan: "Mức độ bạo động này phải bị chặn lại."

Xin giới thiệu bản dịch hai bài viết về chuyện súng đạn:

Bài thứ nhất của cô Patti Davis, con gái cố Tổng thống Ronald Reagan. Cô kể lại chuyện cha cô bị ám sát bởi một kẻ tâm thần đã dễ dàng mua súng và gây án. TT Reagan may mắn thoát chết nhưng vẫn không ủng hộ các luật hạn chế súng. Cô cũng chia sẻ những trải nghiệm của cô liên quan đến súng và bạo lực, và nhận định của cô về tình trạng bạo động do súng ngày nay.

Bài thứ hai của chính Tổng thống Reagan vào năm 1993 khi ông đã rời Bạch Ốc. Ông lên tiếng ủng hộ Dự luật Brady, mà Quốc hội thông qua không lâu sau đó và được Tổng thống Bill Clinton phê chuẩn.

Giám đốc FBI cho biết Trung Quốc tìm cách chặn trước những trừng phạt trong trường hợp xảy ra đụng độ Đài Loan.

Các công sự chống tăng còn lại từ các cuộc xung đột trước kia nằm dọc bờ biển ở Kim Môn, một nhóm đảo do Đài Loan nắm giữ, phía bên kia là Trung Quốc đại lục. (Ảnh: Lam Yik Fei / The New York Times)

Julian E. Barnes, New York Times

06/07/2022


LONDON - Rút kinh nghiệm từ cuộc xâm lược Ukraine của Nga, Trung Quốc đang tìm cách bảo vệ nền kinh tế của mình trước những trừng phạt quốc tế nếu chiến tranh với Đài Loan  xảy ra, "manh mối" cho quan điểm của Bắc Kinh về những gì sẽ xảy ra trong tương lai, theo Giám đốc F.B.I. cho biết hôm thứ Tư.

Các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với chiến tranh và sự trả đũa của Nga đã khiến các doanh nghiệp phương Tây ở Nga thiệt hại hàng tỷ đô la, và họ có thể bị rơi vào một kịch bản tương tự nhưng lớn hơn và nguy hiểm hơn nhiều nếu Trung Quốc xâm lược Đài Loan, giám đốc Christopher A. Wray cho biết.

05 tháng 7 2022

Nước Mỹ sống trong phủ nhận.

Quá nhiều người Mỹ dễ dàng bỏ qua những mối đe dọa thảm khốc.

(Ảnh: Paul Spella / The Atlantic; Getty)

Mitt Romney, The Atlantic

04/07/2022


Về tác giả: Mitt Romney là một Thượng nghị sĩ Cộng hòa từ Utah. Ông là ứng cử viên tổng thống của Đảng Cộng hò a từng tranh cử vào 2012 và thất bại dưới tay Tổng thống Obama. Mitt Romney là một người Cộng hoà đứng đắn hiếm hoi còn sót lại sau thời Trump.

Ngay cả khi chúng ta chứng kiến ​​các hồ chứa ở miền Tây khô cạn, chúng ta vẫn tiếp tục tưới nước cho các bãi cỏ của mình, làm ngập các sân gôn của chúng ta và trồng các loại cây háo nước.

Khi lạm phát gia tăng và nợ quốc gia phình như bong bóng, các chính trị gia cấp tiến bỏ phiếu cho việc chi tiêu nhiều hơn bao giờ hết.

Khi các băng sơn đang tan chảy và nhiệt độ kỷ lục xuất hiện trong bản tin buổi tối, chúng ta nghĩ rằng mua một chiếc Prius và tái chế các hộp giao hàng Amazon hàng ngày là đủ.

02 tháng 7 2022

TÔI ĐÃ DỰNG RA CHUYỆN XỨ GILEAD. TỐI CAO PHÁP VIỆN ĐANG LÀM NÓ THÀNH HIỆN THỰC.

Khi viết cuốn Chuyện các tỳ nữ (The Handmaid’s Tale), tôi tưởng tôi chỉ viết truyện giả tưởng.




Margaret Atwood, The Atlantic

13/05/2022


Giới thiệu tác giả: Bà Margaret Atwood là một nhà thơ, cây viết truyện ngắn người Canada và là tác giả của hơn một chục cuốn tiểu thuyết.

Vào những năm đầu của thập niên 1980, tôi đã múa bút với một cuốn tiểu thuyết giả tưởng về một tương lai khi mà nước Mỹ đã bị phân rã. Một phần của nó đã trở thành một chế độ độc tài thần quyền dựa trên các luật lệ và nguyên lý tôn giáo Thanh giáo (Puritan) ở New England vào thế kỷ 17. Tôi đặt bối cảnh cuốn tiểu thuyết này xung quanh Đại học Harvard — một học viện mà vào những năm 1980 nổi tiếng với chủ nghĩa tự do, nhưng lúc khởi thuỷ vào ba thế kỷ trước đó, nó chủ yếu là nơi đào tạo các giáo sĩ Thanh giáo.