05 tháng 6 2020

John Allen: Thời khắc nguy nan và tủi nhục của quốc gia - và niềm hy vọng

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump rời Nhà Trắng để đến Nhà thờ St. John ở Washington vào ngày 1 tháng 6

Tướng John Allen, ForeignPolicy.com

03/06/2020


Chúng ta có thể đang chứng kiến khởi điểm sự kết thúc của nền dân chủ Mỹ, nhưng vẫn còn một cách để ngừng sự rơi đó.


 Đại tướng TQLC John Allen

Sự trượt vào chủ nghĩa hẹp hòi có thể đã bắt đầu vào ngày 1/6/2020. Xin nhớ ngày này. Hẳn nó có thể gửi đi một tín hiệu cho khởi đầu của sự cáo chung một thử nghiệm của Hoa kỳ.

Tổng thống Mỹ đứng trong Vườn Hồng tòa Bạch Cung phê phán các thống đốc và thị trưởng yếu đuối đã không làm đủ, theo suy nghĩ của ông, để chặn lại các cuộc bạo loạn và bất ổn trong các thành phố, và đe dọa sẽ xuất quân chống lại những người công dân Mỹ. Thoạt nhìn, đó là một khoảnh khắc rất ấn tượng. Tuy nhiên, nhìn chi tiết, nó đáng ghi nhận cho ba lý do quan trọng sau đây:

Vấn đề trước tiên, Donald Trump chỉ chia sẻ một phân ưu vắn tắt nhất về cái chết của George Floyd, nhưng ông cũng chẳng nói gì về những nguyên nhân căn bản bên dưới của tình trạng bất ổn: sự bất bình đẳng và chủ nghĩa kỳ thị có hệ thống, sự thiếu tôn trọng có tính lịch sử, và sự chối từ công lý. Tất cả những nhân tố này có từ nhiều thế kỷ và hằn sâu trong một xã hội Hoa kỳ để có thể đưa đến một hệ thống đặc quyền da trắng với phí tổn trên người da màu.

Vâng, ông có nhắc đến George Floyd, nhưng ông không đụng tí nào đến những vấn đề xã hội tồn đọng từ lâu. Ông nhìn khủng hoảng này như một vấn đề đen tối, không phải là một vấn đề cần được giải quyết bằng cách tạo ra một khởi điểm và một thúc đẩy cho một sự chuyển động về hướng công bằng xã hội, mà là một cơ hội sử dụng vũ lực để tô vẽ mình thành một tổng thống “trật tự và luật pháp”. Các nguyên nhân không liên can gì với cơ hội. Hẳn mọi người còn nhớ cuộc xâm lăng tưởng tượng ở biên giới phía nam của quân đội liên bang trước cuộc bầu cử giữa kỳ 2018? Sự thất bại của Tổng thống để hiểu thực tế của vấn đề được trưng bày trọn vẹn khi, vào ngày thứ Bảy, ông cố giải thích rằng những người ủng hộ ông, cái phong trào tên MAGA, “yêu mến người da đen. Họ yêu mến người da đen. MAGA yêu mến người da đen.” Rõ ràng rằng phong trào MAGA này của ông là một thứ liên kết, và nó có màu trắng, và nó đưa đến điểm kế của bài diễn văn của ông ấy.

Vấn đề thứ hai, rõ ràng Trump nhìn những kẻ tham gia biểu tình và những hành động tội phạm trong các cuộc bạo loạn như là những kẻ khủng bố, là kẻ thù. Ông nói vậy, thoạt nhìn như là một sự giải thích cho lý do đưa quân đội vào để dùng lực lượng liên bang - lực lượng “cá nhân" của ông - để chống lại bạo loạn. Thật vậy, ngài bộ trưởng quốc phòng dùng thuật ngữ quân sự “chiến trận" để mô tả các thành phố Mỹ.

Tuy có những kẻ tội phạm chuyên nghiệp trong cả hai phía của các cuộc bạo động, sự thật là chúng chỉ là số rất nhỏ. Một đa số áp đảo của những người biểu tình trên các đường phố đã giận dữ chính đáng trước sự sát hại của George Floyd, và họ còn giận dữ hơn trước sự bất công triền miên, cầm tù hàng loạt, sự bắt bớ sai trái thường xuyên, và sự hạ giá được thể chế hoá tài sản và tánh mạng người da đen. Vâng, khi sự giận dữ trào ra, bạo động và tội phạm đã đến. Nhưng dù cho tổng thống có muốn họ - hay thật ra là cần họ - là những kẻ khủng bố, họ không phải là như vậy. Tổng thống và các thành viên trong chính phủ của ông có dự tính xác định rằng phong trào antifa - hay là chống phát xít anti-fascist - đã thể hiện đầy đủ là lý do chính của bạo loạn. Để xử lý antifa, tổng thống còn tweet rằng ông định gắn nhãn khủng bố cho tổ chức này, chả cần biết ông chẳng có quyền gán nhãn như vậy cho bất cứ phong trào nội địa nào. Ai nhìn kỹ chủ nghĩa cực đoan bạo động trong nước hẳn sẽ đồng ý là các hình tượng về chủ nghĩa khủng bố nội địa cần được xác định. Và nếu có như vậy, đối tượng dễ thấy để được gắn nhãn khủng bố nội địa tước tiên hết sẽ là các nhóm theo chủ nghĩa da trắng thượng đẳng bạo động và các cá nhân tài trợ vật chất cho nó.

Và rồi nếu antifa cũng tương xứng với hình tượng đó, hãy cho tôi nói rõ: Những kẻ theo chủ nghĩa da trắng thượng đẳng đã từng sát hại, treo cổ, tra tấn, khủng bố, đàn áp, và kỳ thị những người Mỹ da đen từ thuở đầu của nước Mỹ. Họ đã giết người da đen lên đến số hàng ngàn, thường bằng những cách thức kinh hoàng nhất có thể tưởng tượng được. Phần lớn sự tổn hại cho Hiệp Chủng Quốc đến từ những kẻ khủng bố - phát xít, KKK, tân quốc xã, toàn bộ đều cảm thấy được tăng lực trở lại hôm nay - hơn là từ những người chống đối lại chúng.

Tận cùng, các thống đốc có đủ lực lượng thực thi công lý - và, nếu cần, năng lực chiến đấu của Vệ binh Quốc gia - để giải quyết các vấn nạn tương ứng. Nếu không, họ có thể yêu cầu đến sự hỗ trợ của liên bang. Chưa có tiền lệ nào trong lịch sử hiện đại của Hoa kỳ để một tổng thống tung quân lính liên bang vào một tiểu bang hay vùng phố thị bất chấp sự phản đối của chính quyền sở tại. Hiện tại, sự cùng tận mà quốc gia cần đến - và, xin nói thật, quân đội Mỹ cần đến - là sự xuất hiện của quân đội Mỹ thừa lệnh tổng thống để đàn áp các công dân Mỹ. Việc này có thể làm sụp đổ sự tôn kính người Mỹ vẫn dành cho quân đội, và nhiều thứ khác.

Vấn đề thứ ba, trong một cố gắng để tạo ra vẻ đồng cảm với những người biểu tình ôn hoà trên đường phố, tổng thống tự nhận mình là “đồng minh của những người biểu tình ôn hòa". Nhưng, cũng chính lúc đó, chỉ cách đó vài trăm thước ở bên kia công viên Lafayette, cảnh sát chống bạo động và và vệ binh với trang bị đầy đủ đang tấn công thô bạo, dù không bị khiêu khích, những người biểu tình ôn hoà, xô đẩy, đánh đập nhiều người, sử dụng súng pháo, chất cay, và bột tiêu một cách dàn trải. Những người biểu tình này đã chẳng làm gì để phải bị tấn công như vậy. Các phương tiện truyền thông đang theo dõi tại chỗ đã phải rời ống kính để hiểu xem chuyện gì xảy ra để đưa đến sự náo loạn cho đến khi tất cả được sáng tỏ. Cảnh sát chống bạo động đang xông vào những công dân Mỹ bất bạo động này - những người đang biểu tình chống sự bất công xã hội tràn lan - với mục đích duy nhất là dọn chỗ xung quanh nhà thờ Tin Lành St John phía bên kia công viên, để Donald Trump, người tự nhận là “đồng minh của những người biểu tình ôn hoà", có thể đến đó chụp hình.

Có chứng cứ rằng đã có một cuộc tranh luận trong vòng thân cận của tổng thống về hiệu quả của một dự tính cho một tuyên bố cấp quốc gia để tạo ra một cảm nhận về hợp nhất vào thời khắc khủng hoảng này. Rõ ràng, luận điểm ủng hộ một tuyên bố như vậy đã không đi đến kết quả. Tổng thống đã thất bại để chứng tỏ sự thông cảm, đồng cảm, thương cảm, hay thấu hiểu - những đặc tính mà tổ quốc đang cần đến lúc này từ cơ quan tối cao nhất. Có lẽ vì cảm nhận đây là cơ hội cho một chiến thắng dễ dàng sau thất bại tồi tệ của giới lãnh đạo trong việc đối phó với đại dịch, tổng thống đưa xuống một quyết định cứng rắn: cứng rắn với các thống đốc và thị trưởng mà ông vừa dán nhãn yếu mềm, cũng là những vị mà ông đã bỏ mặc cho tự lo liệu trong đại dịch, và cứng rắn với người dân Mỹ trên đường phố mà ông đang chuẩn bị gửi đến họ “hàng ngàn và hàng ngàn quân lính trang bị nặng nề, những nhân viên quân đội, và các lực lượng công lực. Cuối bài diễn văn, sau khi nói phớt qua về việc thăm viếng một nơi thờ tự của quốc gia, tổng thống dời bước trở lại Nhà Trắng. 

Nhà thờ thánh St John là một trong những nhà thờ cổ kính nhất nước Mỹ, mọi tổng thống Mỹ từ thời James Madison đã từng đến dự lễ ở đó. Nó bị hư hại đêm hôm trước vì một vụ cháy ở tầng hầm và đã kịp dập tắt với hư hại nhỏ. Nhưng vào buổi chiều ngày 1/6, nó được vây quanh bởi các nhân viên mật vụ Mỹ, các nhân viên thi hành công lực, và các người lính. Hơi cay vẫn còn lơ lửng trong không khí, đường phố vẫn còn các đống ói mửa để lại bởi những người biểu tình bị xịt hơi cay và bột tiêu. Đường phố còn vương vãi những thứ vứt lại của những người biểu tình ôn hoà vừa bị tấn công trong chiến dịch giải toả. Khi nhận rõ điểm đến mà tổng thống đang hướng tới, và khi liên kết lại các sự việc đang diễn ra, cả quốc gia kinh hoàng cùng theo dõi.

Tổng thống đứng trước nhà thờ, giơ cao một cuốn Thánh kinh, tước đoạt hình ảnh của nhà thờ, của Thánh kinh, và của niềm tín ngưỡng Tin lành như để làm nền tảng và cơ sở cho ngôn từ và hành động của ông trong việc đối phó với tình trạng khủng hoảng. Có lẽ việc những người biểu tình ôn hoà bị tước đi Đệ nhất quyền là chưa đủ - với việc chụp hình trước nhà thờ này ông đang tìm cách hợp thức hoá sự lạm dụng đó với một vỏ bọc tôn giáo. Tệ hơn, ông có các nhân viên và thành viên nội các, gồm thư ký báo chí, chánh văn phòng, và cố vấn an ninh quốc gia cùng tham gia chụp hình. Tệ hơn nữa, ông chụp ảnh với Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper và Bộ trưởng Tư pháp William Barr.

Người ta tự hỏi, liệu ông Esper và ông Barr có biết rằng hàng trăm công dân Mỹ ôn hòa vừa bị tấn công bởi cảnh sát chống bạo động chỉ vài phút trước đó, dân quyền của họ bị xâm phạm nặng nề chỉ để chuẩn bị chỗ đứng cho bức ảnh nọ. Họ có chợt nhận ra rằng khi chụp hình với tổng thống với cuốn Thánh kinh ông cầm bên trước nhà thờ, có vẻ như cầu xin quyền năng Thượng đế giúp cho mục đích của họ, họ đã vi phạm tinh thần của một trong những giới hạn quan trọng nhất của nước Mỹ, sự phân biệt giữa tôn giáo và chính phủ? Và nếu quân đội liên bang thực sự sẽ được gửi xuống các tiểu bang để hành động chống lại dân chúng Mỹ, hình ảnh của Chúa Giêsu và Thánh kinh sẽ nằm ở đâu trên lệnh xuất quân của tổng thống? Những người lập ra Hiến pháp đã xác lập sự phân biệt đó hẳn vì có lý do, và người tổng tư lệnh đã dẫm đạp lên đó. 

Ngay sau khoảnh khắc đen tối này, trong khuya đêm hôm đó, đã nổ ra một cuộc tranh luận thần học về toàn bộ ý nghĩa của ngày lịch sử đó khi một tổng thống Mỹ vũ khí hoá nhà thờ và Thánh kinh cho những bức ảnh dùng để lý giải các hành động của ông.

Mục sư Mariann Budde của Giáo phận Tin lành Episcopal tại vùng Washington đã nói đầy đủ để tóm lược cuộc tranh luận: “Cho tôi nói rõ: Tổng thống chỉ dùng một cuốn Thánh kinh, cuốn sách thiêng liêng nhất của truyền thống Tin lành, và một nhà thờ trong giáo phận tôi mà không được phép, để làm nền cho một thông điệp đối nghịch với lời giảng của chúa Giêsu và tất cả những gì các giáo đường của chúng ta đang đại diện.” Ngoài sự công phẫn chính đáng của vị mục sư ra, không cần phải bàn luận gì hơn. Donald Trump không phải là người sùng đạo, không cần đến tôn giáo, chẳng bận tâm đến sự mộ đạo, trừ khi nó phục vụ cho nhu cầu chính trị của ông.

Chúng ta biết vì sao ông làm tất cả những chuyện này vào ngày thứ hai. Ông ta thậm chí cũng nói vậy khi cần trên tay cuốn Thánh kinh và đứng trước ngôi nhà thờ. Đó là vì MAGA - “Make America Great Again" hay là “Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại.”

"Bài diễn văn của tổng thống đã được tính toán để hoạch định cho quyền lực tuỳ tiện và thấp hèn của ông, nhưng ông đã không hoạch định được gì cho những cảm xúc cao thượng hơn hay một sự lãnh đạo đang cần đến một cách tuyệt vọng từ mọi ngóc ngách của quốc gia trong lúc ảm đạm này." - John Allen

Ngay cả với những kẻ bàng quan, ngày thứ Hai cũng thật não nùng cho nước Mỹ và nền dân chủ của nó. Bài diễn văn của tổng thống đã được tính toán để hoạch định cho quyền lực tuỳ tiện và thấp hèn của ông, nhưng ông đã không hoạch định được gì cho những cảm xúc cao thượng hơn hay một sự lãnh đạo đang cần đến một cách tuyệt vọng từ mọi ngóc ngách của quốc gia trong lúc ảm đạm này. Và trong khi ngày thứ Hai thật khủng khiếp như vậy, chẳng ai nên lấy làm ngạc nhiên. Thật vậy, thời khắc đó đã tự sáng tỏ theo nhiều cách.

Vậy thì, cần phải làm gì? Gần như vào cùng lúc mà những người Mỹ đang bị đánh đập gần Nhà Trắng dưới nhân danh tổng thống, người em của George Floyd, tên là Terrence Floyd đang đến thăm địa điểm người anh bị sát hại. Vượt qua nỗi đau thương và tức giận, anh lên tiếng trách móc đám đông đã làm hoen ố sự tưởng niệm về anh mình bằng bạo động và hôi của. Và anh khuyên các người Mỹ việc cần làm: đi bầu. “Hãy tự đào tạo chính mình,” anh nói, “Chúng ta có rất đông người.” Vậy nên, trong khi ngày 1/6 có thể dễ dàng gây bối rối như một ngày tủi nhục và nguy nan nếu chúng ta lắng nghe Donald Trump; ngược lại, nếu chúng ta lắng nghe Terrence Floyd, nó có thể là một ngày của hy vọng. Vậy hãy đánh dấu cuốn lịch của bạn - đây có thể là sự khởi đầu cho một thay đổi của nền dân chủ Mỹ quốc, không phải cho chủ nghĩa hẹp hòi mà là cho sự khởi sáng. Nhưng nó phải bắt đầu từ dưới đáy đi lên. Vì hiện trong Nhà Trắng, không có ai ở nhà./.



Nguyên bản tiếng Anh:

https://foreignpolicy.com/2020/06/03/trump-military-george-floyd-protests/



John Allen

- Chủ tịch Viện Nghiên cứu Brookings

- Đại tướng 4-sao Thuỷ quân lục chiến đã về hưu

- Cựu Tư lệnh Lực lượng Hỗ trợ An ninh Quốc tế của NATO và Quân lực Mỹ tại Afghanistan.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét