27 tháng 7 2020

Âm mưu thánh chiến vốn là mối đe dọa khủng bố lớn nhất của Mỹ và châu Âu. Bây giờ nó lại là của phe cực hữu.

"Tỷ lệ gia tăng các âm mưu và các cuộc tấn công ở Hoa Kỳ trong vài năm qua đã chuyển từ các động lực thánh chiến, ngày càng tăng, sang hoạt động cực hữu" - lời Seth Jones, người chỉ đạo Dự án Đe dọa xuyên quốc gia tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) ở D.C.

"Có một xu hướng gia tăng của chủ nghĩa cực đoan cánh hữu ở Anh, nhưng nó không đáng kể như chủ nghĩa cực đoan cánh hữu đang trỗi dậy ở Mỹ", Thiếu tướng Clive Chapman, cựu lãnh đạo chống khủng bố của Bộ Quốc phòng Anh. Ảnh: Daniel Zender / cho NBC News

Willem Marx, NBC News

27/7/2020

Dịch bởi: Người Mỹ Gốc Việt

LONDON - Mối đe dọa khủng bố - đặc biệt là từ cực hữu - nên là mối quan tâm lớn đối với các chính phủ ở cả hai bờ Đại Tây Dương khi các hạn chế coronavirus tiếp tục giảm bớt, theo nhiều chuyên gia và cựu quan chức thực thi pháp luật có kinh nghiệm giám sát hoạt động cực đoan bạo lực.

Mức thất nghiệp cao do đại dịch, triển vọng kinh tế kém và sự lan truyền của thông tin sai lệch thông qua internet và mạng xã hội có thể đẩy nhanh quá trình cực đoan hoá, họ nói.

Và sau một nỗ lực lớn của các cơ quan thực thi pháp luật nhằm phá vỡ tiềm năng tổ chức các phong trào Hồi giáo bạo động ở Hoa Kỳ và ở Châu Âu, nơi hàng trăm người đã trở về từ chiến trường ở Iraq và Syria, phân tích gần đây cho thấy các nhóm cực hữu hiện đang đặt ra mối đe dọa đáng kể nhất đối với an toàn công cộng.

Seth Jones, người chỉ đạo Dự án Đe dọa xuyên quốc gia tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), một nhóm nghiên cứu ở Washington, DC, cho biết: "Chúng tôi thấy tỷ lệ gia tăng các âm mưu và các cuộc tấn công ở Hoa Kỳ trong vài năm qua đã chuyển từ các động lực thánh chiến, ngày càng tăng, sang hoạt động cực hữu". 

Jones định nghĩa những kẻ cực đoan cánh hữu là "các thực thể thấp hơn chính phủ hoặc phi quốc gia" với các mục tiêu có thể bao gồm uy quyền thượng đẳng của dân tộc hoặc chủng tộc. Họ cũng có thể được đánh dấu bởi sự tức giận đối với các chính sách cụ thể như quyền phá thai và quyền hành chính phủ, cũng như sự căm ghét đối với phụ nữ, hoặc họ có thể là  thành viên của phong trào "độc thân không tự nguyện".

Một báo cáo mà ông là đồng tác giả đã ghi lại 14 vụ khủng bố, bao gồm các cuộc tấn công và các âm mưu bị phá vỡ, từ ngày 1 tháng Giêng đến ngày 8 tháng Năm. Mười ba trong số chúng được phân loại là cánh hữu, và một vụ còn lại được ghi nhận là có động cơ tôn giáo trong bối cảnh của chủ nghĩa thánh chiến.

Những người, bao gồm cả những người thuộc phong trào Boogaloo, biểu tình chống lại việc đóng cửa doanh nghiệp bởi lo ngại về COVID-19 tại Tòa nhà bang ở Concord, N.H., vào ngày 2/5. Ảnh: Michael Dwyer / AP

Báo cáo cho thấy con số tương đương với các cuộc tấn công và âm mưu của cánh hữu vào năm 2019 là hơn 60%, đây là mức độ cao nhất của hoạt động như vậy kể từ năm 1995, năm xảy ra vụ đánh bom tòa nhà liên bang Oklahoma City, đã giết chết 168 người. Và trong cả năm 2018 và 2019, những kẻ tấn công cánh hữu đã gây ra hơn 90% số ca tử vong liên quan đến khủng bố ở Mỹ.

Jones nói rằng mối đe dọa khủng bố có lẽ đã gia tăng ở Hoa Kỳ trong đại dịch COVID-19 do các hoạt động kết hợp của những người chống lại việc đóng cửa và các hạn chế khác, các thành viên dân quân chống liên bang và những người ủng hộ họ, và các nhà hoạt động cực hữu được tiếp sức bởi đất nước chính trị bị phân cực hoặc tức giận bởi phong trào BLM.

Các cuộc tấn công tầm cỡ nhất gần đây diễn ra vào cuối tháng 5 và đầu tháng 6, khi các nhân viên cảnh sát và nhân viên an ninh California bị phục kích trong các cuộc tấn công riêng biệt, khiến hai người chết và ba người khác bị thương. FBI cho biết một trong những nghi phạm đã bị bắt có liên quan đến một phong trào "Boogaloo" cực hữu được tổ chức lỏng lẻo.

"Có một xu hướng ngày càng tăng của chủ nghĩa cực đoan cánh hữu ở Anh, nhưng nó không đáng kể như chủ nghĩa cực đoan cánh hữu đang trỗi dậy ở Mỹ", Thiếu tướng về hưu Clive Chapman, cựu lãnh đạo chương trình chống khủng bố của Bộ Quốc phòng Anh, nói.

Ông nói rằng, trong gần hai thập niên kể từ các cuộc tấn công khủng bố vào New York và Washington, DC vào ngày 11 tháng 9 năm 2001, nhiều người Mỹ - 335 người, theo dữ liệu được biên soạn bởi Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế - đã bị giết bởi các tín đồ của một hình thức chủ nghĩa cực đoan cánh hữu hơn bất kỳ hệ tư tưởng khủng bố nào khác.

Ông nói rằng những kẻ khủng bố cần nhiều hơn chỉ là một ý thức hệ để hành động - chúng thường nuôi dưỡng sự bất bình của một số loại và thường gặp phải những gì ông gọi là "môi trường tuyển dụng". Đó có thể là một hoạt động xã hội trong một cộng đồng thực tế, ông nói, hoặc nó có thể là trực tuyến.

Nhưng ông Thomas Hegghammer, một nghiên cứu viên cao cấp tại Cơ sở Nghiên cứu Quốc phòng Na Uy ở Oslo, nói rằng trong khi sự chuyển đổi gần đây sang hoạt động khủng bố cực hữu đã không phải không bị chú ý bởi các cơ quan thực thi pháp luật quốc tế, loại trang web có thể  cực đoan hóa những người hoạt động cánh hữu đã ít bị truy xét hơn nhiều so với những gì đã được dành cho những tài liệu thánh chiến tương đương.

"Mối đe dọa này đã không được nhận thức như đủ nghiêm trọng", ông nói. "Nói một cách thẳng thắn, đã không có đủ số vụ khủng bố thương vong hàng loạt bởi phái cực hữu để khiến các chính phủ phương Tây đặt toàn bộ trọng lượng của bộ máy tình báo của họ vào việc này."

Việc kiểm duyệt hạn chế và giám sát thực thi pháp luật về "tuyên truyền cực đoan cánh hữu cốt lõi" trên internet đã giúp người dùng dễ dàng truy cập các tài liệu đó mà không thu hút sự chú ý từ các cơ quan tình báo chính phủ, ông Hegghammer nói - ít nhất là cho đến nay.

Trong khi đó, việc trấn áp hoạt động thánh chiến trực tuyến đã ảnh hưởng đáng kể đến khả năng tiếp cận trực tuyến của các tổ chức như nhóm phiến quân Nhà nước Hồi giáo (ISIS) đến những khán giả mới và tuyển mộ các tín đồ, ông nói. Sau một loạt các cuộc tấn công tầm cỡ ở Brussels, Paris và London vài năm trước, tần suất các sự cố như vậy đã giảm xuống gần đây.

"Theo một nghĩa nào đó, chúng ta đã loại bỏ nền tảng giao tiếp của họ. Và bây giờ, coronavirus đang lấy đi nền tảng tương tự 'trong đời thực', cùng với sự chú ý của truyền thông mà Hegghammer mô tả là “huyết mạch” của các cuộc tấn công khủng bố thánh chiến hiện đại.

"Hiệu ứng ròng của cuộc khủng hoảng corona là tiêu cực đối với các chiến binh, đối với những người cực đoan", ông nói. "Tôi sẽ thất vọng nếu giả dụ tôi là một chiến lược gia thánh chiến trong thời gian này. Và tôi sẽ mong chờ thời kỳ hậu corona."

Hoạt động trên Internet có thể tăng đột biến trong thời gian đóng cửa giữa những kẻ thánh chiến mạo nhận khi không còn giao tiếp được với những kẻ khác và những người có thể đã đấu tranh để tham gia vào các mạng lưới Hồi giáo cực đoan trong quá khứ. Nhưng điều đó bây giờ đi kèm với những cạm bẫy rõ ràng vì có sự giám sát tăng cao, ông Raffaello Pantucci, một  nhà nghiên cứu cao cấp tại Viện Dịch vụ Thống nhất Hoàng gia, một viện nghiên cứu Anh quốc.

Trong một cuộc gọi video từ Singapore, ông ta chỉ vào một người đàn ông Ma-rốc đã bị bắt ở Tây Ban Nha vào tháng trước sau khi các nhà chức trách quan sát những gì họ mô tả là hoạt động liên tục của người này trên phương tiện truyền thông xã hội và truy cập ẩn danh của anh ta vào nội dung thánh chiến cực đoan.

Theo một thông báo của Europol được công bố ngay sau khi bị bắt giữ, người đàn ông nọ đã bị nghi ngờ phổ biến "tuyên truyền khủng bố thánh chiến" qua mạng, “và đã biểu lộ một sự tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc của những nhóm khủng bố, biện minh đầy đủ cho các hành động khủng bố của chúng.” 

Ông Pantucci nói về quá trình tự cực đoan hoá của người đàn ông, "Dường như nó rất liên quan đến việc ông ta bị ở trong nhà vì coronavirus. Tôi nghĩ rằng những trường hợp đó sẽ là những cái mà chúng ta sẽ gặp nhiều vấn đề hơn trong tương lai." ./.


Nguyên bản:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét