30 tháng 7 2020

Thúc đẩy liên minh toàn cầu của Hoa Kỳ chống lại Trung Quốc bị cản trở bởi những năm 'nước Mỹ trước tiên'

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo nói về Trung Quốc: “Thế giới tự do phải chiến thắng chế độ chuyên chế mới này.”

Bắc Kinh đang co giãn cơ bắp trên nhiều mặt trận nhưng sự rút lui của Trump trong vai trò lãnh đạo thế giới đã đưa nó trở nên  một chỗ tồi tệ để lèo lái một cuộc phản công.

Julian Borger, The Guardian

24/07/2020

Dịch bởi: Người Mỹ Gốc Việt


Cuộc đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc đang tăng cường độ mỗi tuần. Trong vài ngày qua, lãnh sự quán Trung Quốc tại Houston đã bị đóng cửa giữa các cáo buộc rằng đây là một trung tâm gián điệp, và văn phòng của Hoa Kỳ tại Thành Đô ở miền tây nam cũng bị đóng cửa để trả đũa, với lý do tương tự.

FBI đã bắt đầu bắt giữ các nhà nghiên cứu Trung Quốc tại các trường đại học Hoa Kỳ với mối liên hệ đáng ngờ với Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA), một trong số họ tạm trú tại lãnh sự quán ở San Francisco, trước khi đầu hàng.

Các học giả và doanh nhân Hoa Kỳ đang bị đặt dưới sự giám sát chặt chẽ hơn đối với các mối quan hệ với Bắc Kinh và đã được cảnh báo cẩn thận trong các quan hệ đó theo Đạo luật Đăng ký Đặc vụ Nước ngoài.

Các động thái pháp lý cứng rắn hơn đã đi kèm với một loạt các bài phát biểu phối hợp để tấn công Trung Quốc bởi các quan chức chính sách đối ngoại và an ninh quốc gia cao cấp của chính quyền Trump, lên đến đỉnh điểm vào thứ năm bởi tuyên bố của Bộ trưởng Ngoại giao Mike Pompeo, “Thế giới tự do phải chiến thắng trên chế độ chuyên chế mới này.”

Ông Pompeo đã tới Yorba Linda, California, nơi chốn của thư viện tổng thống Richard Nixon, để tuyên bố rằng việc mở cửa cho Trung Quốc của vị tổng thống Cộng hòa này vào năm 1972 đã bắt đầu một thử nghiệm hoà hoãn Đông-Tây giờ đang thất bại.

"Đây là loại đính ước mà chúng ta vẫn đang theo đuổi nhưng đã không mang lại sự thay đổi ở Trung Quốc mà Tổng thống Nixon hy vọng sẽ gây ra,” ông Pompeo nói. “Sự thật là các chính sách của chúng ta - và của các quốc gia tự do khác - đã hồi sinh nền kinh tế thất bại của Trung Quốc, chỉ để thấy Bắc Kinh cắn vào những bàn tay quốc tế đã nuôi dưỡng nó.”

Một số ngôn ngữ địa chính trị to tát có thể được đặt xuống cho tầm quan trọng của tình cảm chống Trung Quốc trong món cược của Donald Trump, để cứu vãn nhiệm kỳ tổng thống của ông trong cuộc bầu cử tháng 11. Và một số trong số đó được lấy cảm hứng từ những nỗ lực của chính ông Pompeo, ngày càng phải trả giá bằng công việc hàng ngày của mình, để định vị mình cho một cuộc tranh cử tổng thống vào năm 2024.

Nhưng phần lớn những gì mà ông Pompeo đã nói sẽ gây được tiếng vang toàn cầu nhờ sự gây hấn của Bắc Kinh trên nhiều mặt trận trên toàn cầu. Đồng thời với việc giam giữ hơn một triệu người Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi trong các trại tập trung, chế độ này đã phá hủy các quyền tự do mà Hồng Kông được hưởng, chiếm lấy các đảo san hô, rặng san hô và bãi cạn ở Biển Đông và biến chúng thành các khu đồn trú bê-tông, và tiến hành một vụ lấn đất nguy hiểm tại biên giới với Ấn Độ.

Ông Pompeo lập luận rằng việc chống lại sự kìm kẹp của Đảng Cộng sản Trung Quốc là “nhiệm vụ của thời đại chúng ta,” một tuyên bố có khả năng  sẽ nhận những cái gật đầu ít ra là ở phần lớn châu Á và Thái Bình Dương. Nhưng tuyên bố của ông, trong hơi thở tiếp theo, rằng “Hoa-Kỳ có vị trí hoàn hảo để dẫn dắt nó” chỉ vang trong hư không giữa nhiều đồng minh đang hoang mang của Washington.

Trong mắt họ, Trung Quốc đã bành trướng trong một khoảng trống bỏ lại bởi sự rút lui của Hoa Kỳ dưới thời chính quyền Trump vào chủ nghĩa hiếu chiến và đơn phương “Nước Mỹ Trước tiên.”

Hình vệ tinh (tháng 3/2017) cho thấy hình ảnh dải Đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef) thuộc Trường Sa (Spratly) bị Trung Quốc chiếm đóng và củng cố. Ảnh: AP


Một trong những động thái chính sách đối ngoại đầu tiên của Trump là rút Mỹ khỏi các cuộc đàm phán về Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), vốn được thiết kế như một liên minh kinh tế để ngăn chặn Trung Quốc có thể ra lệnh cho các điều khoản thương mại trong thế kỷ 21. Các đồng minh của Hoa Kỳ trong khu vực vẫn tiếp tục bước tới nhưng nó đã bị suy yếu nghiêm trọng do sự vắng mặt của chính quyền Hoa Kỳ, thay vào đó đang tìm cách tháo gỡ các thỏa thuận thương mại hiện có với các đối tác của nó.

Tương tự, nỗ lực của Hoa Kỳ thuyết phục Trung Quốc tham gia các cuộc đàm phán kiểm soát vũ khí sẽ có sức nặng hơn trên trường thế giới nếu chính quyền Trump không phế bỏ ba thỏa thuận kiểm soát vũ khí cho đến nay và dường như đang trong quá trình phế bỏ cái thứ tư, thỏa thuận Khởi đầu Mới nhằm hạn chế vũ khí hạt nhân chiến lược của Mỹ và Nga.

Việc Mỹ đột ngột rời khỏi Tổ chức Y tế Thế giới giữa đại dịch, kèm theo một chiến dịch cáo buộc vô căn cứ chống lại các quan chức của nó do ông Pompeo lãnh đạo, cũng thường được các nhà ngoại giao đang đóng tại Washington nhắc đến như một ví dụ về việc Mỹ từ bỏ vai trò lãnh đạo toàn cầu của mình.

Sự thất bại về quản trị thể hiện rõ trong phản ứng của chính quyền Trump đối với đại dịch coronavirus - đã khiến Mỹ trở thành điểm nóng lớn nhất và kéo dài nhất, và người Mỹ bị cấm đi du lịch đến phần lớn của thế giới - cũng khiến các nhà ngoại giao Mỹ gặp khó khăn trong việc chiêu dụ các chính phủ ngoại bang vào một mục tiêu chung chống lại Trung Quốc, mà không khỏi gây nên những nụ cười đau đớn.

Điều tương tự cũng có thể được nói cho cảnh tượng các đơn vị bán quân sự không xác định và dường như không truy cứu được đang tiến hành những vụ bắt giữ ở Portland. Về quy mô, nó có thể khác hơn so với việc giam giữ hàng loạt người Duy Ngô Nhĩ, nhưng đó không phải là một cái nhìn tốt cho một quốc gia đang tìm cách giành lại ngôi vị lãnh đạo của thế giới tự do.

Có một chút may mắn đối với ngoại giao Hoa Kỳ, vào thời điểm mà nó yếu nhất khi cố gắng tuyển mộ các đồng minh, là Trung Quốc đang thay mặt nó làm nhiều việc./.


Nguyên bản tiếng Anh: https://www.theguardian.com/us-news/2020/jul/24/us-china-mike-pompeo-america-first

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét