06 tháng 8 2020

Về quyền bầu cử, hãy hoàn thành những gì cha tôi, Lyndon Johnson, và John Lewis bắt đầu.

TT Lyndon Johnson ký Đạo luật Quyền Bầu cử  vào ngày 6/8/1965 tại Washington, D.C., bà Luci Baines Johnson đứng đằng sau tổng thống.


Tôi rạng rỡ đi sau cha tôi và diễu hành bên cạnh John Lewis khi họ đứng lên bảo vệ công lý cho tất cả người Mỹ. Những nỗ lực của họ có thể chỉ là sự khởi đầu.

Bài viết của Luci Baines Johnson, đăng trên USA Today

06/08/2020

Người dịch: Người Mỹ Gốc Việt


Mùa hè này, phong trào dân quyền đã một lần nữa chiếm được lương tâm của đất nước. Nó luôn luôn là vấn đề rất cá nhân đối với tôi. Lời hứa của nó về một thế giới công bằng cũng là lời cầu nguyện của bao thế hệ gia đình tôi.

Cha tôi, Tổng thống Lyndon Johnson, đã ký Đạo luật Dân quyền năm 1964 vào ngày sinh nhật thứ 17 của tôi. Luật này đã mở ra sự đón nhận công cộng của chúng ta cho tất cả mọi người bất kể màu da của họ. Nó đã cấm vĩnh viễn những bảng hiệu "chỉ dành cho người da trắng" rất phổ biến trong thời thơ ấu của tôi. Không ai có thể nhận được một món quà sinh nhật tốt hơn.

Một năm sau, vào ngày 6/8/1965, tại sảnh đường Tòa nhà Quốc hội, tôi đứng sau lưng cha tôi khi ông ký Đạo luật Quyền Bầu cử thành luật. Các nhà lãnh đạo cao cả về dân quyền và các thành viên của cả hai đảng đã đứng ra ủng hộ. Tôi đứng đó trong nỗi choáng ngợp của một đạo luật đổi đời này.

Từ từ tiến tới tự do, công lý

Đạo luật Quyền Bầu cử đã mở ra cơ hội bỏ phiếu cho mọi người thuộc mọi màu da, tôn giáo và sắc tộc. Nó cũng đảm bảo rằng quyền truy cập sẽ được duy trì. Nó được thực hiện bởi vì lãnh đạo đảng Cộng hòa tại Thượng viện Everett Dirksen đã tranh thủ sự ủng hộ của các đảng viên Cộng hòa khác và chung tay với các đảng viên Dân chủ tận tụy để làm điều đúng đắn cho tất cả người Mỹ.

Cha tôi nói với tôi rằng ông phải đến ký dự luật về quyền bầu cử thành luật tại sảnh đường của Tòa nhà Quốc hội. Chúng tôi sẽ đến đó để tôn vinh những thành viên đã không còn quay lại vì phiếu bầu dũng cảm của họ. Chúng tôi cần phải đến Quốc hội và cảm ơn tất cả - Đảng Dân chủ và Cộng hòa - đã cùng nhau làm điều đúng đắn cho tất cả chúng ta.

Mặc dù, “tự do và công lý cho tất cả” đã là khát vọng của quốc gia của chúng ta, nhưng nó chưa bao giờ là thực tế của đất nước chúng ta. Người Mỹ da đen, người Mỹ gốc Á, người Mỹ gốc Latinh, người Mỹ bản địa, người Mỹ khuyết tật, người Mỹ đồng tính, người Mỹ chuyển giới và người Mỹ nhập cư từ khắp nơi trên địa cầu vẫn thường xuyên bị chối từ lời hứa về tự do và công lý. Tuy nhiên, tất cả họ đã xây dựng rất nhiều tặng vật cho quốc gia chúng ta.

Trong tuần vừa qua, đôi mắt của quốc gia đã quay trở lại sảnh đường để tôn vinh gần 34 năm phục vụ của cố Dân biểu John Lewis. Vào tháng 3 năm 1965, ông đã bị đánh ngã và đổ máu khi diễu hành qua Cầu Edmund Pettus để theo đuổi quyền bầu cử một cách hòa bình. Sau đó, ông là một trong những người có thể được bầu vào Quốc hội vì những quyền đó đã được bảo đảm.

Một trong những vinh dự của cuộc đời tôi là diễu hành qua cây cầu đó với John Lewis năm thập niên sau đó. Ông nắm lấy tay tôi và trái tim tôi khi dạy tôi về cuộc đấu tranh trọn đời ông vì quyền công dân cho tất cả mọi người.

Đến lúc đó, cả hai đảng chính trị đều thừa nhận ông là “lương tâm của Quốc hội”. Bây giờ ký ức của anh là lương tâm vĩnh cửu.

Đau buồn - và hành động

Khi Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi tưởng niệm người bạn của mình tại sảnh đường Quốc hội vào tuần rồi, bà đã trao cho ông lời vĩnh biệt đầy nhân hậu và thông thái. Ở đó, giọng nói ghi âm tuyệt vời của Lewis vang lên, “Tất cả chúng ta đều sống chung một nhà. Và nó không quan trọng cho dù chúng ta là người da đen hay da trắng, người Latinh, người Mỹ gốc Á hay người Mỹ bản địa. Tất cả chúng ta đều sống chung một nhà. ... Hãy lên tiếng và tìm cách tạo ra cộng đồng yêu thương. … Đừng bao giờ trở nên cay đắng, đừng bao giờ trở nên thù nghịch, đừng bao giờ thù hận nhau.”

Tôi đã chứng kiến cha tôi và Quốc hội đón nhận thảm kịch về cái chết của Tổng thống John F. Kennedy, và thông qua Đạo luật Dân quyền năm 1964 trong sự vinh danh Kennedy. Tôi đã chứng kiến cha tôi và Quốc hội đón nhận thảm kịch của “Ngày Chủ nhật đẫm máu" để thông qua Đạo luật Quyền Bầu cử năm 1965 để vinh danh những người đã tuần hành và chết vì nó.

Gần đây, Hạ viện Hoa Kỳ đã đổi tên một dự luật về quyền bỏ phiếu khác  thành Dự luật Thúc đẩy Quyền Bầu cử John R. Lewis, dự luật này được Hạ viện thông qua vào 2019. Đau lòng thay, nó vẫn chưa được Thượng viện Hoa Kỳ của chúng ta xem xét đến.

Đất nước chúng ta lại một lần nữa đang đau buồn. Tôi cầu xin Thượng viện thể hiện sự can đảm đã từng có vào năm 1965 và ủng hộ Dự luật Thúc đẩy Quyền Bầu cử John R. Lewis. Chúng ta hãy làm điều đó để vinh danh John Lewis. Chúng ta hãy thực hiện cam kết của chúng ta với “tự do và công lý cho tất cả.” Tôi đoan chắc rằng - Như tôi đã từng như vậy - con em chúng ta và lịch sử của chúng ta đang ngóng trông.


Ký tên: Luci Baines Johnson, con gái của Lyndon và Lady Bird Johnson, nữ doanh nhân và nhà từ thiện./.


Nguyên bản tiếng Anh: https://www.usatoday.com/story/opinion/voices/2020/08/06/lyndon-johnson-john-lewis-voting-rights-civil-column/5579014002/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét