15 tháng 1 2024

RAO BÁN BẠCH CUNG - TRUMP NHẬN TIỀN ĐÚT LÓT TỪ TRUNG CỘNG

RAO BÁN BẠCH CUNG: CÁCH CÁC HOÀNG TỬ, THỦ TƯỚNG, CHỦ TỊCH MUA ĐỨT TỔNG THỐNG TRUMP



TRUMP NHẬN TIỀN ĐÚT LÓT TỪ TRUNG CỘNG

Trích đoạn bản báo cáo từ

Ủy ban Giám sát và Trách nhiệm giải trình Hạ viện


Ủy ban Giám sát Hạ viên Đảng Dân chủ đã đưa tài liệu các bất động sản thuộc sở hữu của Trump đã thu nhận hơn 5,5 triệu đô-la từ ba cơ quan chính phủ Trung Cộng, ngân hàng quốc doanh ICBC (Ngân hàng Công thương Trung Quốc, thuộc sở hữu nhà nước) và hãng máy bay quốc doanh Hainan Airlines Holding Company trong thời gian ông ta nắm quyền. Trump đã vi phạm Hiến pháp khi các doanh nghiệp do ông làm chủ đã nhận các khoản đút loát này từ Trung Cộng mà không được phép của Quốc hội. Quan trọng hơn, những số liệu này dựa trên hồ sơ hạn chế từ Mazars (một công ty kế toán cho Tập đoàn Trump) cung cấp cho Ủy ban và trên hồ sơ công khai được Ủy ban Giao dịch Chứng khoán Hoa Kỳ (SEC) lưu giữ. Như vậy, những khoản đút lót này phơi bày những khoản thanh toán vi hiến tối thiểu từ chính phủ Trung Cộng và các tổ chức quốc doanh của họ mà các công ty của Trump đã thu nhận trong thời gian nắm quyền của cựu Tổng thống Trump.

Báo cáo này cũng thảo luận về những công khai hóa gần đây của cựu Tổng thống Trump liên quan đến rất nhiều danh mục thương hiệu mà Trump được chính phủ Trung Quốc ban cho trong một cách rộng rãi thời kỳ ông làm Tổng thống. Dù rằng Trump phải kê khai các mẫu tài chính mỗi năm khi đương nhiệm, nhưng ông ta đã "không khai qua hàng trăm thương hiệu cầu chứng mà ông sở hữu" trên các biểu mẫu này. Như báo Business Insider đã lưu ý: “Những tiết lộ muộn màng có nghĩa là người Mỹ có ít hiểu biết đầy đủ về phạm vi nắm giữ tài sản của Trump ở ngoại quốc trong nhiệm kỳ tổng thống của ông và chỉ biết về chúng khi ông ra tranh cử nhiệm kỳ thứ hai trong cuộc bầu cử 2024.” Đáng chú ý, nếu không muốn nói là đáng ngạc nhiên, khả năng được cấp thương hiệu cầu chứng của các doanh nghiệp gia đình Trump ở Trung Quốc được cải thiện rõ rệt và nhanh chóng sau khi Trump nhậm chức.

Cuối cùng, các tài liệu do Mazars cung cấp cũng ghi lại các khoản chi tiêu tại các tài sản thuộc sở hữu của Trump bởi hai công ty Trung Quốc có quan hệ chặt chẽ với chính phủ Trung Cộng: Huawei và Hong Kong Huaxin Petroleum Unlimited, một công ty con của Tập đoàn Năng lượng Trung Quốc CEFC. 

Đút lót của Trung Cộng tại các cơ sở doanh nghiệp của Trump

Khi còn là ứng cử viên, Donald Trump hay cáo buộc Trung Cộng cướp việc làm của dân Mỹ, điều hợp “vụ trộm lớn nhất trong lịch sử thế giới” và “cưỡng hiếp” Hoa Kỳ bằng chính sách thương mại. Tuy nhiên, khi lên nắm quyền, luận điệu công kích của Trump dành cho Trung Cộng mềm hẳn đi. Trong khi các chính sách của Trump lúc đó đối với Trung Cộng thường xuyên không nhất quán, chính sách của Trump liên tục đi chệch khỏi kiểu cách hiếu chiến mà ông từng vỗ ngực rằng chúng đã “khiến Trung Cộng phải đánh phá chiến dịch tranh cử 2016” của ông ta. Theo John Bolton, cựu Cố vấn An ninh Quốc gia của Trump từ tháng 4/2018 đến tháng 9/2019, Trump “đã nhập trộn lẫn giữa lọi ích riêng tư và lợi ích quốc gia không chỉ về các vấn đề thương mại mà trên toàn bộ lĩnh vực an ninh quốc gia”. Báo Axios cũng nhận xét rằng “chính sách về Trung Cộng thời Trump thường có hai đặc điểm riêng biệt: các chính sách được điều động bởi cá nhân Trump và các chính sách vận hành bởi các quan chức có hiểu biết về Trung Cộng.”

Từ tháng Tư đến tháng Chín 2017, Trump gặp gỡ với Chủ tịch Tập Cận Bình, về thương mại song phương và các giải quyết các mối đe dọa từ Bắc Hàn. Bất chấp việc Trung Cộng không sẵn lòng tạo áp lực buộc Bắc Hàn dừng chương trình hỏa tiển đạn đạo và chấm dứt chương trình nguyên tử, Trump vẫn liên tục ca ngợi mối quan hệ của ông ta với Tập.

Ngay sau khi nhậm chức, Trump đã tiếp đón Tập trong hai ngày hội đàm vào tháng Tư 2017 tại Mar-a-Lago, tại đó ông ca ngợi “tiến bộ to lớn” trong mối quan hệ Mỹ-Trung và hết lời về mối quan hệ “xuất sắc” giữa cá nhân ông với Tập. Một nhà bình luận nhận xét về cuộc gặp này rằng dường như nó “xây dựng trên sự giả định của Trump rằng sự hòa hợp giữa hai cá nhân sẽ khiến Tập coi nhẹ lợi ích quốc gia của mình”.

Trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình vào tháng Mười 2017, Trump đã nhận xét về mối quan hệ của ông ta với Tập, nói rằng “chúng tôi có một mối quan hệ rất tốt và đó là một điều tích cực”. Nhận xét của Trump được đưa ra ngay sau bài diễn văn khai mạc  nhiệm kỳ Chủ tịch thứ năm của Tập, trong đó ông bày tỏ sự ủng hộ việc Trung Cộng tiến “thành một quốc gia lỗi lạc” và mở rộng sự thống trị kinh tế của nước này dù nó đi ngược với các chính sách của phương Tây.

Sau khi Đại sứ quán Trung Cộng đặt cọc 19.391 đô-la vào cuối tháng 8/2017 để mướn phòng tại Khách sạn Trump International ở Washington D.C., trong chuyến viếng thăm Trung Quốc từ ngày 8/11 đến ngày 10/11/2017, Trump đã dành nhiều lời ca ngợi cho Tập và đặc biệt là bảo vệ các hoạt động thương mại của Trung Quốc, trái ngược hoàn toàn với những tuyên bố công khai trước đây của ông đổ lỗi cho các chính sách của Trung Cộng đã gây ra sự mất cân bằng thương mại Mỹ-Trung. Tổng thống Trump khen ngợi Tập rằng: “Cảm giác của tôi đối với bạn là một cảm giác vô cùng nồng ấm.” Trump cũng tuyên bố rằng ông không "đổ lỗi cho Trung Cộng" về thâm hụt thương mại giữa hai nước, ông tuyên bố rằng "rốt cuộc, ai mà có thể đổ lỗi cho một quốc gia khi họ có thể lợi dụng quốc gia khác vì lợi ích của công dân nước họ? Tôi cho Trung Quốc điểm cao.”


Gạt bỏ quan ngại về vi phạm nhân quyền của Chính phủ Trung Quốc

Trong thời gian nắm quyền, Trump đã nhiều lần bác bỏ những lo ngại về vi phạm nhân quyền do Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) gây ra. Trong cuộc điện đàm vào tháng 6/2019, Tổng thống Trump khi đó đã hứa với Chủ tịch Tập rằng, trong khi các cuộc đàm phán thương mại tiếp tục, Hoa Kỳ sẽ không chỉ trích Trung Cộng về cuộc đàn áp tàn bạo của cảnh sát đối với những người bất đồng chính kiến ủng hộ dân chủ, ủng hộ độc lập ở Hồng Kông. Ngay sau đó, Trump cho biết ông tin rằng Tập đã hành động rất có trách nhiệm đối với “các cuộc bạo loạn” ở Hồng Kông, sử dụng ngôn ngữ đáng ngờ của Trung Cộng để mô tả các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ tại đó.

Theo cựu Cố vấn An ninh Quốc gia Bolton, tại Hội nghị thượng đỉnh G20 vào tháng 6/2019, Trump đã nói với Tập rằng Tập nên xúc tiến việc xây dựng các trại giam giữ những người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, “mà Trump nghĩ chính xác là điều đúng đắn nên làm.”


Các khoản đút lót của Trung Cộng cho các Doanh nghiệp của Trump

Theo tài liệu do công ty kế toán Mazars cung cấp cho Ủy ban Giám sát Hạ viện, Phái đoàn Đại sứ quán Trung Quốc đã đặt cọc trước 19.391 đô cho Khách sạn Trump International ở Washington D.C., với ngày đến là 27/8/2017, nhưng không rõ ngày đi, theo chứng từ trong sổ cái. Khoản tiền đặt cọc này có thể chỉ là một phần nhỏ tổng số tiền được chi cho một việc mướn phòng hoặc tổ chức sự kiện. Sau khi phe Cộng hòa nắm Hạ viện, tân Chủ tịch Ủy ban là Dân biểu Comer (CH-Kentucky) đã cho phép Mazars ngừng cung cấp các chứng từ được yêu cầu nên Ủy ban không thể xác định tổng chi tiêu của Phái đoàn Đại sứ quán Trung Quốc cho lần lưu trú này hoặc thời gian lưu trú.


Đút lót của Nhà nước Trung Cộng tại Các cơ sở Trump bởi hãng hàng không Hainan Airlines

Hainan Airlines (also referred to as Hainan Airlines Holding Company, hãng hàng không lớn thứ tư của Trung Quốc, được thừa nhận rõ ràng là một doanh nghiệp thuộc nhà nước Trung Cộng. Hainan Airlines  và các chi nhánh là, Grand China Air và HNA Group, đều là các doanh nghiệp do chính quyền tỉnh Hải Nam (Hainan) kiểm soát thông qua chi nhánh đầu tư của họ có tên Hainan Development Holdings.

Năm 2015, các ngân hàng quốc doanh Trung Quốc đã cung cấp cho tập đoàn HNA, chi nhánh của Hainan Airlines, các khoản vay lãi suất thấp lên đến hàng tỷ đô-la và hạn mức tín dụng 67,4 tỷ. Tập đoàn HNA đã sử dụng các khoản vay giá rẻ này để bắt tay vào chiến dịch đầu tư ra nước ngoài được chính phủ Trung Quốc khuyến khích ở Tây Âu và Hoa Kỳ.

Theo tài liệu mà Mazars cung cấp cho Ủy ban, Hainan Airlines bắt đầu mướn phòng dài hạn kéo dài đến 14 tháng tại Khách sạn Trump International ở Las Vegas, vào ngày 4/11/2016, bốn ngày trước cuộc bầu cử Tổng thống 2016. Vào thời điểm đó, Tập đoàn HNA, chi nhánh của nó, đang phải đối mặt với sự giám sát ngày càng tăng từ các cơ quan quản lý liên bang Hoa Kỳ do cơ cấu sở hữu không rõ ràng của Tập đoàn và mối quan hệ với bộ máy nhà nước Trung Quốc.

Khi Tập đoàn HNA tìm cách mở rộng danh mục đầu tư tại Hoa Kỳ, họ đã phát động một chiến dịch vận động hành lang để cải thiện hình ảnh của nó tại Washington D.C., và tranh thủ sự chấp thuận của chính phủ Hoa Kỳ đối với các thương vụ mua bán dự tính. Sau khi Trump thắng cử năm 2016 và bắt đầu nhiệm kỳ Tổng thống, cũng là khi Tập đoàn HNA thường lai vãng Khách sạn Trump International ở Las Vegas, các giám đốc điều hành cấp cao của tập đoàn đã tiếp cận được các quan chức cấp cao của Chính quyền Trump. Đầu tháng Sáu 2017, các giám đốc điều hành của Tập đoàn HNA đã gặp Phó Tổng thống Mike Pence tại một buổi dạ tiệc ở Washington D.C. Vào ngày 19/6/2017, Giám đốc điều hành và Phó Chủ tịch Tập đoàn HNA đã gặp Bộ trưởng Tài chính và là người phụ trách Ủy ban Đầu tư Ngoại quốc tại Hoa Kỳ (CFIUS) lúc bấy giờ là Steven Mnuchin, trong khi một số thương vụ mua doanh nghiệp của Tập đoàn HNA đang được các nhà điều hành của Uỷ ban CFIUS xem xét. Tập đoàn HNA được cho là đã gặp thêm các quan chức Bộ Tài chính khác có thẩm quyền đối với CFIUS vào cuối tháng đó.

Tuy nhiên, những nỗ lực này đã không giải quyết được những lo ngại của Ủy ban Đầu tư Ngoại quốc tại Hoa Kỳ CFIUS về mối đe dọa của HNA đối với an ninh quốc gia và do đó, một số thương vụ tiềm năng đã không thành công. Đề xuất của tập đoàn HNA mua lại công ty đầu tư SkyBridge Capital của Anthony Scaramucci, cố vấn của Trump sau đó, đã không được CFIUS cho phép vì HNA Group được cho là đã không bạch hóa chủ sở hữu thực sự của công ty bên mua trong quá trình duyệt xét theo quy định. Hơn nữa, vào tháng Tám 2018, với lý do lo ngại về an ninh quốc gia, Ủy ban Đầu tư Ngoại quốc tại Hoa Kỳ CFIUS đã ra lệnh cho Tập đoàn HNA bán cổ phần kiểm soát của họ trong một tòa nhà ở Thành phố New York chỉ cách Trump Tower vài dãy phố, một phần vì có một trụ sở cảnh sát New York đóng trong tòa nhà đó, và một số nhân viên cảnh sát tại trụ sở này có trách nhiệm bảo vệ Trump Tower và bảo vệ an ninh cho cá nhân Tổng thống Trump.

Vào ngày 12/11/2020, sau khi thất cử Tổng thống năm 2020 và trước khi Trump rời chức vụ Tổng thống, Trump đã ban hành Sắc lệnh hành pháp 13959, có tên Giải quyết mối đe dọa từ các khoản đầu tư chứng khoán mang lợi cho các công ty quân sự của Trung Quốc (CCMC), cấm công dân Hoa Kỳ đầu tư vào các công ty mang lại lợi ích cho ĐCSTQ. Vào ngày 14/01/2021, chỉ sáu ngày trước khi Trump rời chức vụ Tổng thống, Bộ Ngoại giao đã công bố danh sách các công ty CCMC được xác định, bao gồm Grand China Air, một cổ đông lớn của Hainan Airlines cùng với HNA Group.

Vào cuối nhiệm kỳ Tổng thống của Trump, Tập đoàn HNA đã bị Chính quyền tỉnh Hải Nam trực tiếp nắm giữ, khởi xướng kế hoạch tái cấu trúc sau khi nó đã chi ra 50 tỷ đô-la đầu tư khắp thế giới từ tiền tài trợ của chính phủ. Báo chí cho hay chính phủ Trung Cộng đã tái cấu trúc “nợ của Tập đoàn HNA và các khoản đầu tư phù hợp với mục tiêu của nhà nước, thiết lập cơ quan quản lý nhà nước và chuyển giao tài sản cho các nhà đầu tư nhà nước”.


Tổng Cộng Khoản đút lót từ hãng hàng không Hainan

Từ ngày 4/11/2016, bốn ngày trước cuộc bầu cử tổng thống năm 2016, đến ngày 1/1/2018, Hainan Airlines đã chi trả 195.662 đô cho Khách sạn Trump International ở Las Vegas cho thời gian lưu trú đáng kinh ngạc kéo dài 14 tháng.

Các tài liệu mà Ủy ban Giám sát có được ghi lại ngày đến, ngày đi của Hãng hàng không Hainan và các khoản phí khác. Tài liệu không nêu rõ các dịch vụ chính xác được cung cấp cho Hainan Airlines (chẳng hạn như dịch vụ ăn uống hoặc các dịch vụ khác thường được cung cấp cho khách của khách sạn) trong khoảng thời gian 14 tháng kể từ khi Hainan Airlines giữ chỗ hoặc thời điểm chính xác khi dịch vụ được cung cấp. Mazars xác nhận với nhân viên Đảng Dân chủ của Ủy ban rằng sau khi thực hiện một cuộc tìm kiếm kỹ lưỡng, họ không có thêm tài liệu nào về Hainan Airlines hoặc Tập đoàn HNA trong hồ sơ của họ, cho thấy rằng Tổ chức Trump có thể đã không chuyển giao tất cả các tài liệu liên quan đến những cáo buộc này. Dù sao, các khoản phí chi trả bởi Hainan Airlines cấu thành khoản chi phí lớn nhất, với số tiền đáng kể, được phản ánh trên một trong hai sổ cái kế toán do Mazars cung cấp cho Ủy ban về Khách sạn Trump International ở Las Vegas.


Khoản đút lót của nhà nước Trung Cộng tại các tài sản của Trump qua ICBC 

ICBC là một trong những “ngân hàng thương mại nhà nước lớn nhất Trung Quốc”. Trước tháng Mười 2005, ICBC “hoàn toàn thuộc sở hữu nhà nước” Trung Cộng. Sau sự chấp thuận của Hội đồng Nhà nước vào ngày 28/10/2005, ICBC đã được “tái cơ cấu và thành lập như một công ty cổ phần”. Tính đến tháng 12 năm 2023, cổ đông kiểm soát của ngân hàng là Bộ Tài chính Trung Cộng và Công ty Đầu tư Trung ương Hujin, một công ty đầu tư thuộc sở hữu của ngân hàng trung ương Trung Cộng.

Khi vận động tranh cử tổng thống vào năm 2016, ứng cử viên Trump khi đó đã liên tục khoe khoang về các giao dịch kinh doanh của mình với ICBC, công ty có trụ sở chính tại Hoa Kỳ đặt tại Trump Tower ở New York. Chẳng hạn, trong bài phát biểu thông báo chiến dịch tranh cử vào tháng 6 năm 2015 tại Trump Tower, ông đã nói: “Tôi yêu Trung Quốc! Ngân hàng lớn nhất thế giới đến từ Trung Quốc. Bạn biết trụ sở chính của họ ở Hoa Kỳ nằm ở đâu không? Tại tòa nhà này, tại Trump Tower.”

Tương tự, vào tháng Ba 2016, khi được hỏi về các yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc ở Biển Đông, Trump lại tuyên bố: “Tôi vẫn thường giao dịch với họ. Ngân hàng lớn nhất thế giới, 400 triệu khách hàng, là khách thuê của tôi ở New York, Manhattan.” Theo Bloomberg News, ICBC là một trong những “khách thuê văn phòng lớn nhất” của Trump Tower với không gian “trên ba tầng”, với một “chi nhánh ngân hàng” và “khoảng 100 nhân viên”. Hãng tin Bloomberg cũng đưa tin rằng, “tính đến tháng 9 năm 2012, ICBC đã thuê chỗ tại tòa nhà Trump Tower với giá ngất ngưởng 95,48 đô trên mỗi bộ vuông (squarefoot), cao hơn bất kỳ khách thuê văn phòng lớn nào khác trong tòa nhà đó.”

ICBC đã thực hiện các khoản thanh toán đáng kể cho các doanh nghiệp của Trump trong năm đầu tiên ông giữ chức tổng thống, cũng là thời kỳ ngân hàng này bị truy xét khắt khe vì đã thực hiện các giao dịch tài chính cho các công ty bình phong giúp lưu chuyển tiền bạc cho Bắc Hàn, bao gồm cả chương trình hạt nhân đang bị trừng phạt. Vào năm 2016, Bộ Tư pháp cáo buộc rằng ICBC, cùng với các tổ chức tài chính khác của Trung Cộng, đã cung cấp tài khoản ngân hàng cho một “công ty Trung Quốc bị cáo buộc âm mưu với một ngân hàng Bắc Hàn để tránh né các lệnh trừng phạt của Mỹ”. Vào giữa năm 2017, trước bằng chứng rộng rãi cho thấy các ngân hàng lớn của Trung Cộng đã làm việc với các công ty bình phong của Bắc Hàn, chính quyền Trump được cho là đã cân nhắc các biện pháp trừng phạt đối với một số ngân hàng lớn của Trung Cộng đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tài chính của Bắc Hàn tại Hoa Kỳ.

Vào tháng Chín 2017, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện, Dân biểu Cộng hòa Edward R. Royce, đã đưa ra một tuyên bố kêu gọi chính phủ “gây áp lực ngoại giao và tài chính tối đa” để ngăn chặn chương trình nguyên tử của Bắc Hàn, bao gồm cả việc “nhắm vào nhiều ngân hàng Trung Quốc làm ăn với Bắc Hàn dù có hoặc không có tác động của Bắc Kinh.” Bất chấp những lời khẩn nài này từ các thành viên đảng Cộng hòa, Tổng thống Trump và chính phủ của ông khi đó đã không thực hiện bất kỳ hành động chính thức nào đối với ICBC, đang là đối tác thuê chỗ tại Trump Tower.

Giữa lúc vụ lùm xùm này đang diễn ra, hợp đồng thuê chỗ tại Trump Tower của ngân hàng ICBC này đã gần hết hạn vào ngày 31/10/2019 và ngân hàng đang xem xét liệu có nên thực hiện điều khoản cho phép gia hạn hay không. Trong một cuộc phỏng vấn tại một hội nghị tài chính được tổ chức vào đầu tháng đó, Eric Trump giải thích rằng anh ta không thể đơn giản “đuổi” người khách trọ gây tranh cãi này nếu họ quyết định thực hiện tùy chọn gia hạn thêm 5 năm.

Eric Trump và Tập đoàn Trump Organization chỉ đưa ra những tuyên bố mơ hồ về hợp đồng thuê chỗ của ICBC. Eric Trump nói rằng mặc dù ICBC đã quyết định giữ lại “một vài tầng” trong Trump Tower nhưng họ đã đồng ý thuê một không gian văn phòng lớn hơn nhiều ở New York trong một tòa nhà khác.

Người phát ngôn của Trump Organization sau đó đề xuất rằng ICBC đã rút khỏi “phần lớn không gian của họ ở Trump Tower”, trong một giao dịch mà Forbes mô tả là “có phần mờ ám”. Tuy nhiên, trong một diễn biến đáng chú ý, đầu năm nay, Forbes đưa tin ICBC “đột ngột” rời Trump Tower ngay sau khi cựu Tổng thống Trump rời nhiệm sở “trong nửa đầu năm 2021… và chưa đầy hai năm sau khi ngân hàng này thực hiện những gì được Eric Trump mô tả là việc gia hạn thêm 5 năm.”


Tổng cộng Khoản đút lót của ICBC được xác định trong hồ sơ công khai

ICBC đã ký hợp đồng thuê văn phòng thương mại tại Trump Tower vào năm 2008 và trở thành khách thuê dài hạn của Khu phức hợp Chung cư Thương mại Trump Tower ở New York. Theo bản cáo bạch nợ nộp cho Ủy ban Giao dịch Chứng khoán SEC, ICBC đã ký hợp đồng thuê với Trump Tower và đồng ý trả 1.948.180 đô tiền thuê mỗi năm cho đến ngày 31/10/2019. Dựa trên thông tin này và với giả định không có điều chỉnh thay đổi nào, báo cáo này ước tính rằng ICBC đã trả cho Trump Tower ít nhất 5.357.495 đô trong khoảng thời gian từ tháng Hai 2017 đến ngày 31/10/2019, ngày mà hợp đồng thuê dự kiến hết hạn theo bản cáo bạch nợ.

Luật sư của Mazars đã thông báo với Ủy ban rằng sau khi rà soát toàn bộ sổ sách, công ty kế toán này đã xác định không có tài liệu phản hồi nào trong cơ sở dữ liệu của mình liên quan đến Ngân hàng Công thương Trung Quốc ICBC. Sự vắng mặt của những hồ sơ này trong hồ sơ của Mazars làm dấy lên mối lo ngại đáng lo ngại về sự trung thực của The Trump Organization với công ty kế toán của nó.


Chuyện đổi chác (quid pro quo) rõ ràng: Thương hiệu Trump ở Trung Quốc 

Thương hiệu là một phần quan trọng trong mô hình kinh doanh được các công ty của Trump sử dụng, vốn đã đăng ký hàng trăm thương hiệu tại hơn 80 quốc gia vào thời điểm Donald Trump nhậm chức. Do các thương hiệu được các chính phủ ngoại quốc cấp và có thể bị họ thu hồi và vì chúng có giá trị nên bản thân chúng cũng là nguồn thù lao tiềm năng tại nước ngoài. Tính đến năm 2023, ông Trump đã có 114 thương hiệu được đăng ký tại Trung Quốc “nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác cho đến nay”. Để tham chiếu, các doanh nghiệp của Trump được biết là chỉ có 57 thương hiệu được đăng ký tại Hoa Kỳ.

Mặc dù báo cáo công khai cho thấy rõ rằng các doanh nghiệp của gia đình Trump tiếp tục mở rộng danh mục thương hiệu của họ tại Trung Quốc trong thời gian Trump nắm quyền, nhưng sự minh bạch tài chính về khía cạnh quan trọng này bị hạn chế đáng kể, bởi vì “Trump đã không khai trình về thương hiệu ở ngoại quốc trên các biểu mẫu về đạo đức công vụ khi đương nhiệm mãi cho đến năm nay.”

Đối với hoạt động kinh doanh của Trump, thương hiệu phục vụ nhiều mục đích và bao gồm nhiều loại sản phẩm. Báo New York Times đưa tin vào tháng Hai 2017 rằng “thương hiệu của ông trong những năm gần đây đã bao gồm tất cả các loại sản phẩm tiềm năng” trên khắp thế giới, từ rượu đến trò chơi điện tử và cờ bạc. Báo Times cho biết thêm: “Đôi khi các thương hiệu của Trump chỉ là những dấu hiệu cho những dự án kinh doanh chưa bao giờ thành hiện thực hoặc các dự án xây dựng dở dang mà ông ấy bán quyền sử dụng thương hiệu của mình. Đôi khi chúng chỉ là một phần của chiến lược phòng thủ nhằm ngăn chặn hành vi vi phạm thương hiệu.”

Cựu Tổng thống Trump lần đầu tiên tiết lộ về sở hữu thương hiệu của mình trên các biểu mẫu đạo đức mà ông đã nộp ông ra tranh cử tổng thống vào năm 2023, trong đó chỉ đề cập đến tình trạng tài chính của ông từ tháng Mười Một 2021. Mặc dù Trump được yêu cầu hoàn thành biểu mẫu khai trình tài chính tương tự này mỗi năm khi ông còn đương chức, nhưng ông đã “bỏ qua việc khai trình hàng trăm thương hiệu mà ông sở hữu” vào các biểu mẫu này trong suốt thời gian làm tổng thống. Báo Business Insider lưu ý: “Việc khai trình muộn màng có nghĩa là người dân Mỹ không biết đủ về tài sản của Trump ở ngoại quốc khi ông đang giữ ghế tổng thống và chỉ biết đến khi ông chạy đua trong cuộc bầu cử năm 2024.”

Khả năng các doanh nghiệp gia đình Trump được cấp thương hiệu ở Trung Quốc được cải thiện rõ rệt và nhanh chóng từ khi Trump nhậm chức. Chẳng hạn trước khi lên Tổng thống, Trump đã mất cả một thập niên để theo đuổi một cuộc chiến với nạn quan liêu (ở Trung Quốc) khi cố gắng “giành lại quyền thương hiệu đối với tên của chính ông ta từ một người tên là Dong Wei,” theo Associated Press. Chính phủ Trung Quốc đã lộ liễu trao lại thương hiệu đó cho Trump không lâu sau khi ông nhậm chức, điều mà hãng tin AP mô tả là “chiến thắng bất ngờ dành cho Trump” và đưa tin rằng, có thể đó là thương hiệu nước ngoài đầu tiên được trao cho Trump trong nhiệm kỳ tổng thống của ông. Hơn nữa, nó đã được cấp chỉ vài ngày sau khi Tổng thống Trump - trong một cuộc điện đàm với Tập - tỏ ra đồng ý tôn trọng chính sách Một Trung Hoa của chính quyền Trung Cộng - một thỏa thuận theo đó Hoa Kỳ công nhận quan hệ ngoại giao chính thức với Trung Quốc, chứ không phải Đài Loan.

Việc mở rộng lợi ích doanh nghiệp của Trump ở Trung Quốc còn có sự tham gia của Ivanka Trump, con gái ông cựu Tổng thống và là Cố vấn Nhà Trắng lúc đó. Chính phủ Trung Cộng đã cấp phép “thử nghiệm đầu tiên” một thương hiệu cho hoạt động kinh doanh của Ivanka vào ngày 6/5/2018 và phê duyệt cho 5 thương hiệu bổ sung vào ngày hôm sau. Chỉ một tuần sau đó, vào ngày 13/5/2018, Trump tuyên bố trên Twitter rằng ông đã đích thân chỉ thị cho Bộ Thương mại đảo ngược quyết định trừng phạt ZTE, một công ty viễn thông Trung Quốc. Qua tháng sau, vào ngày 7/6/2018, công ty Ivanka Trump Marks LLC đã được Trung Cộng cấp giấy phép thêm ba thương hiệu nữa.

Trong vai trò cố vấn Nhà Trắng, Ivanka đã gặp gỡ các nhà lãnh đạo thế giới với tư cách là đại diện của Hoa Kỳ ở nước ngoài và bên cạnh Tổng thống Trump. Mặc dù được cho là Ivanka đã cắt giảm việc điều hành thường nhật vào công ty của cô ta từ tháng Giêng 2017, Ivanka vẫn không thoái vốn khỏi công ty và công ty vẫn tiếp tục xin cầu chứng thương hiệu Ivanka Trump ở nước ngoài.

Ngay từ đầu nhiệm kỳ của Trump, chính phủ Trung Cộng được cho là đã xác định Ivanka và chồng cô, Jared Kushner, là một kênh đầy hứa hẹn để làm tan băng mối quan hệ với tổng thống tân cử sau những lời lẽ gay gắt về Trung Quốc trong chiến dịch tranh cử của ông ta. Vào ngày 28/3/2017, IT Operations LLC, một trong những công ty của Ivanka, đã nộp 14 đơn xin thương hiệu tại Trung Quốc. Một ngày sau, Ivanka chính thức tham gia Chính phủ Trump với vai trò Cố vấn Tổng thống. Một tháng sau, vào tháng Tư 2017, chính phủ Trung Cộng đã cấp sơ bộ ba thương hiệu cho Ivanka Trump Marks LLC, một công ty cổ phần khác thuộc sở hữu của Ivanka, để mở rộng thương hiệu của cô ta tại Trung Quốc. Ivanka đã nhận được giấy phép thương hiệu đúng vào ngày Trump tiếp đón Chủ tịch Tập Cận Bình tại Mar-a-Lago, Florida, cùng với Ivanka Trump và Kushner, trong chức vụ Cố vấn cấp cao của Tổng thống Trump.

Giữa năm 2018, Ivanka Trump tuyên bố sẽ giải thể thương hiệu thời trang của mình. Dù thông báo như vậy, Ivanka Trump Marks LLC vẫn tiếp tục giữ lại các thương hiệu ở Trung Quốc. Chính phủ Trung Cộng đã cấp phép sơ bộ cho 16 thương hiệu trên các mặt hàng thời trang và hàng hóa khác, trong đó đáng chú ý là máy kiểm phiếu hiệu Ivanka Trump vào năm 2018. Ivanka tiếp tục được cấp thương hiệu từ chính phủ Trung Cộng cho đến năm 2019, với các phê duyệt tạm thời cho năm thương hiệu khác cho công ty Ivanka Trump Marks LLC, bao gồm những dịch vụ như “trung tâm chăm sóc trẻ em… dịch vụ môi giới, gây quỹ từ thiện và định giá nghệ thuật”.

Báo cáo công khai chỉ ra rằng đến tháng Tư 2019, chính phủ Trung Quốc đã cấp tổng cộng 41 thương hiệu cho các công ty liên quan đến Ivanka. Báo cáo cũng cho biết, so với trước lúc Trump thắng cử 2016, các công ty của cô đã nhận được sự chấp thuận thương hiệu nhanh hơn khoảng 40% thời gian.


Sự tham gia của Nhà nước Trung Cộng vào lĩnh vực tư nhân

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã giám sát một chính sách lôi kéo ĐCSTQ vào nền kinh tế tư nhân, xóa mờ ranh giới giữa doanh nghiệp nhà nước và tư nhân. Nền kinh tế Trung Quốc kết hợp sự kiểm soát tập trung với các lực lượng thị trường mà Chủ tịch Tập Cận Bình đã khoa trương là “cải cách kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa”. Hơn nữa, nhiều luật lệ được ban hành trên danh nghĩa vì mục đích an ninh quốc gia nhằm đặt các công ty dưới sự kiểm soát chặt chẽ hơn của chính phủ, bao gồm các biện pháp yêu cầu các công ty viễn thông cung cấp “trợ giúp và hỗ trợ kỹ thuật” cho chính phủ, gồm cả bộ máy an ninh quốc gia. Ngoài ra, vào năm 2018, khi một số đại công ty của Trung Quốc phải đối mặt với các khoản nợ cao ngất ngưởng và khả năng vỡ nợ, chính phủ Trung Quốc đã vào cuộc và tiếp quản các công ty này để ngăn chặn thiệt hại hơn nữa cho nền kinh tế nội địa.

Các tài liệu do công ty kế toán Mazars cung cấp cho Ủy ban Giám sát đã ghi lại các khoản thanh toán cho các doanh nghiệp thuộc sở hữu của Trump bởi các thực thể doanh nghiệp có cơ cấu sở hữu rất mờ ám nhưng có nhiều mối quan hệ với chính phủ Trung Cộng. Do bản chất mập mờ về cấu trúc sở hữu của các công ty này và tính chất thiếu rõ ràng trong mối quan hệ cụ thể của chúng với chính phủ Trung Cộng — bao gồm cả ĐCSTQ— báo cáo này đã không xem những khoản chi trả theo tài liệu cung cấp bởi Mazars đã trả cho các tài sản thuộc sở hữu của Trump bởi các công ty này như những khoản đút lót. Tuy nhiên, việc các công ty này chi tiêu tại các cơ sở của Trump khi ông ta đang nắm quyền hiển nhiên đã tạo ra những xung đột lợi ích tiềm ẩn.


Chi tiêu bổ sung tại Trump Properties: Huawei

Chính phủ Hoa Kỳ từ lâu đã bày tỏ mối lo ngại đáng kể về những rủi ro an ninh quốc gia gây bởi Huawei, công ty cung cấp thiết bị viễn thông hàng đầu Trung Quốc. Hơn một thập niên trước, một báo cáo năm 2012 của Ủy ban Tình báo Hạ viện (HPSCI), do Chủ tịch đương nhiệm Mike Rogers (CH - Alabama) lãnh đạo, đã xác định rằng Huawei là mối đe dọa an ninh quốc gia do nỗ lực thu thập thông tin tình báo và các thông tin nhạy cảm khác thông qua công ty Mỹ. Vào thời điểm đó, HPSCI đã thu được các tài liệu cho thấy Huawei đã trang bị dịch vụ mạng đặc biệt cho “đơn vị chiến tranh mạng tinh nhuệ thuộc Quân đội Giải phóng Nhân dân PLA.”

Vào mùa xuân 2017, Bộ Tài chính và Bộ Thương mại được cho là đang tiến hành điều tra để xem liệu Huawei có vi phạm các biện pháp kiểm soát thương mại của Hoa Kỳ đối với Cuba, Iran, Sudan, Bắc Hàn và Syria hay không.

Trong khi các cuộc điều tra này tiến triển, Quốc hội đã đưa vào Mục 1656 của Đạo luật Quốc phòng Quốc gia (NDAA) cho năm tài khóa 2018 các điều khoản cấm Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ (DOD) sử dụng công nghệ Huawei trong bất kỳ hệ thống kiểm soát hạt nhân hoặc phòng thủ tên lửa đạn đạo nào nếu không được phép. Hồ sơ của Mazars tiết lộ rằng vào ngày 19/12/2017 - đúng chỉ một tuần sau khi Tổng thống Trump ký NDAA 2018 vào ngày 12/12 - Huawei đã đặt cọc cho Khách sạn Trump International ở Las Vegas, để tổ chức “Hội nghị về Thiết bị Huawei tại Hoa Kỳ” dự kiến vào tháng Giêng 2018 tại khách sạn này.

Trong khi một khách sạn thuộc sở hữu của Trump đang hợp tác kinh doanh với Huawei, nhiều người trong chính phủ liên bang tiếp tục gióng lên tiếng chuông cảnh báo về công ty này của Trung Quốc. Vào ngày 13/2/2018, sáu lãnh đạo tình báo Hoa Kỳ đã điều trần trước Quốc hội rằng người tiêu dùng Mỹ không nên mua các thiết bị và dịch vụ của Huawei.

Vào tháng Tám 2018, Quốc hội đã ban hành NDAA 2019, trong đó cấm toàn bộ chính phủ liên bang Hoa Kỳ giao dịch với Huawei và những tổ chức có sử dụng thiết bị Huawei.

Cũng trong tháng Tám 2018, Bộ Tư pháp đã đệ trình một bản cáo trạng kín cáo buộc rằng Huawei đã thực hiện một kế hoạch phạm tội kéo dài nhiều năm nhằm vi phạm các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran bằng cách điều hành “một công ty con không chính thức để có được hàng hóa, công nghệ và dịch vụ có nguồn gốc từ Mỹ” cho các thương vụ của Huawei tại Iran. Theo Bộ Tư pháp, khi Huawei và Huawei USA “biết về cuộc điều tra hình sự của chính phủ Hoa Kỳ” vào năm 2017, công ty này “đã nỗ lực thuyên chuyển các nhân chứng có hiểu biết” về kế hoạch này về Trung Quốc“ và “tiêu hủy và che giấu bằng chứng tại Hoa Kỳ.” Vào tháng Giêng 2019, khi công bố cáo trạng chống lại Huawei và các bị cáo khác, Giám đốc Cục Điều tra Liên bang FBI là Christopher Wray đã cảnh báo rằng Huawei đặt ra “mối đe dọa kép đối với cả an ninh kinh tế và an ninh quốc gia”. Vào ngày 24/10/2022, Bộ Tư pháp thông báo rằng họ đã buộc tội hai sĩ quan tình báo Trung Cộng vì đã cố gắng cản trở việc truy tố hình sự tại Quận Đông New York đối với công ty viễn thông Huawei.

Trong khi cả Quốc hội và các quan chức trong chính phủ Trump đều dùng những đường lối cứng rắn để đối phó với các công ty Trung Quốc trước những hoạt động bất lợi cho an ninh quốc gia Hoa Kỳ, thì Tổng thống Trump lại liên tục mâu thuẫn với các quan chức chính quyền trong một nỗ lực rõ ràng nhằm giảm bớt những hạn chế mà chính phủ Hoa Kỳ đang đặt ra đối với Huawei. Nỗ lực ngược dòng của ông đã gây ra phản ứng dữ dội của lưỡng đảng trên cả hai viện Quốc hội.

Vào tháng Năm 2019, Bộ Thương mại đã đưa Huawei vào Danh sách Thực thể (Entity List) - thường được biết đến như “danh sách đen” của Bộ Thương mại - bị ngăn cấm mua sản phẩm của Mỹ nếu không được chấp thuận của chính phủ Hoa Kỳ. Tuy nhiên, hơn một tháng sau khi Huawei bị đưa vào Danh sách Đen, Tổng thống Trump đã tuyên bố rằng sau khi tham khảo ý kiến của Chủ tịch Tập Cận Bình, ông sẽ gỡ bỏ Huawei ra khỏi Danh sách Đen, ông viết trên Twitter:

Theo yêu cầu của các công ty Công nghệ Cao của chúng ta và của Chủ tịch Tập Cận Bình, tôi đã đồng ý cho phép công ty Huawei của Trung Quốc mua sản phẩm từ các công ty này mà không ảnh hưởng đến An ninh Quốc gia của chúng ta. Điều quan trọng là chúng tôi đã mở lại các cuộc đàm phán… với Trung Quốc vì mối quan hệ của chúng ta với họ vẫn tiếp tục là mối quan hệ rất tốt đẹp.

Tạp chí Forbes đưa tin Trump đã nói với các phóng viên rằng các công ty Mỹ có thể bán thiết bị của họ cho Huawei, miễn là thiết bị của họ không có vấn đề lớn về an ninh quốc gia. Ông cho rằng đây là một ân huệ cá nhân dành cho Tập.

Các nhà lập pháp từ cả hai đảng lên án mạnh mẽ sự đảo ngược của cựu Tổng thống Trump. Chẳng hạn Thượng nghị sĩ Marco Rubio (CH - Florida) đã đăng tweet:

Nếu Tổng thống Trump đồng ý đảo ngược các lệnh trừng phạt gần đây đối với #Huawei thì ông ta đã phạm phải một sai lầm thảm khốc. Nó sẽ phá hủy độ tin cậy của những cảnh báo của chính quyền ông về mối đe dọa do công ty đó gây ra, và sẽ không còn ai coi trọng những cảnh báo nữa.

Tuy nhiên, sự đảo ngược này đã được Huawei chào đón nhiệt tình trên tài khoản Twitter của công ty, qua lời tweet như sau:

“Quay đầu? Donald Trump đề xuất rằng ông ta sẽ cho phép Huawei được mua công nghệ Mỹ trở lại.”

Mặc dù Huawei cuối cùng vẫn nằm trong danh sách đen, nhưng chính phủ Trump đã cấp cho Huawei sáu giấy phép phổ quát tạm thời, thường được gọi là “giấy phép miễn trừ (reprieves)”, từ tháng Năm 2019 đến tháng Tám 2020, cho phép các công ty Mỹ tiếp tục giao dịch với Huawei. Vào tháng 11/2019, Bộ Thương mại thông báo rằng không những họ sẽ gia hạn giấy phép phổ quát tạm thời của Huawei mà còn phê duyệt “các giấy phép bổ sung, lâu dài hơn” cho phép Huawei hoàn toàn tiếp tục trở lại các thương vụ với một số công ty Hoa Kỳ.

Vào tháng 11 năm 2019, một nhóm 15 Thượng nghị sĩ lưỡng đảng - bao gồm Chuck Schumer (DC), Elizabeth Warren (DC), Tom Cotton (CH), Josh Hawley (CH) và Rick Scott (CH) - đã viết thư cho Tổng thống Trump bày tỏ sự phản đối mạnh mẽ của họ đối với quyết định cấp giấy phép cho Huawei và yêu cầu Trump đình chỉ việc cấp giấy phép cho đến khi ông ta cung cấp cho Quốc hội thêm thông tin về tác động của hành động này đối với an ninh quốc gia. Bất chấp lá thư lưỡng đảng đã nhận được, chính quyền Trump đã gia hạn thêm ba giấy phép miễn trừ đối với Huawei. Bộ Thương mại đã không thực hiện đầy đủ lệnh cấm đối với Huawei cho đến ngày 13/8/2020 - 15 tháng sau khi lệnh này có hiệu lực.

Vào ngày 12/6/2020, Bộ Quốc phòng đã công bố danh sách đầu tiên các thực thể do quân đội Trung Quốc “sở hữu hoặc kiểm soát”, trong đó có Huawei. Cuối tháng Sáu 2020, Ủy ban Truyền thông Liên bang (FCC) đã chỉ định Huawei - cũng như công ty viễn thông Trung Quốc ZTE - là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia của Hoa Kỳ. 


Chi tiêu của Huawei tại các cơ sở thuộc sở hữu của Trump

Theo sổ cái kế toán mà Mazars cung cấp cho Ủy ban, gã khổng lồ viễn thông Trung Quốc Huawei đã đặt cọc trước 5.377 đô tại Khách Trump International ở Las Vegas vào ngày 19/12/2017, cho một sự kiện có tên “Hội nghị Thiết bị Huawei tại Hoa Kỳ” dự kiến được tổ chức từ ngày 11 đến ngày 15/1/2018. Huawei có thể đã thực hiện các khoản thanh toán bổ sung ngoài khoản đặt cọc tạm ứng này, nhưng hồ sơ hạn chế nộp bởi Mazars không cung cấp thêm bất kỳ thông tin nào về sự kiện này. Trong vụ này cũng như nhiều vụ khác, Tân Chủ tịch Comer đã thả xổng Mazars khỏi các nghĩa vụ nộp chứng từ kế toán của Tập đoàn Trump theo trát đòi trước đó của Ủy ban Giám sát, cản trở Ủy ban xác định một cách chắc chắn toàn bộ số tiền mà Huawei thanh toán cho các doanh nghiệp thuộc sở hữu của Trump.


Chi tiêu bổ sung tại các cơ sở của Trump từ Công ty con của CEFC

Vào thời đỉnh điểm, CEFC là một trong những công ty lớn nhất Trung Quốc: một tập đoàn dầu mỏ, than đá và tài chính với doanh thu ước tính 40 tỷ đô và 50 nghìn nhân viên. CEFC tài trợ cho các dự án năng lượng trên toàn cầu và sở hữu khối tài sản đáng kể, trong đó có một căn hộ chung cư tại Trump World Tower.

CEFC cũng là thực thể mà Hunter Biden đã hợp tác kinh doanh trong thời kỳ Trump làm tổng thống, bao gồm việc ký kết thỏa thuận tư vấn vào tháng Tám 2017 liên quan đến các vụ đầu tư chung, cũng như thỏa thuận vào tháng Chín 2017 để Hunter Biden cung cấp đại diện pháp lý cho một quan chức CEFC đang bị điều tra liên bang ở Hoa Kỳ.

Vào tháng Ba 2018, khi tình hình tài chính của CEFC trở nên xấu đi, truyền thông nhà nước Trung Cộng tường trình rằng một Tập đoàn đầu tư nhà nước là Shanghai Guosheng Group đã tiếp quản CEFC. Do không có thông tin độc lập về sự kiện này, báo cáo này chưa phân loại CEFC là công ty thuộc sở hữu nhà nước và do đó không tính các khoản chi tiêu của CEFC là thù lao. Tuy nhiên, nếu công ty thực sự trở thành doanh nghiệp nhà nước vào tháng Ba 2018, các khoản chi của công ty sau ngày đó sẽ cấu thành thù lao theo tiêu chuẩn đã thảo luận trước đó.

Năm 2012, Công ty Dầu khí Huaxin Hồng Kông - công ty con 100% thuộc sở hữu của CEFC đã mua một căn hộ ở Trump World Tower với giá 5,25 triệu đô-la. Công ty này đã giữ tài sản này trong suốt nhiệm kỳ tổng thống của Trump. Hồ sơ do Mazars cung cấp cho Ủy ban và các tài liệu tòa án cho thấy Huaxin đã trả khoản phí chung tiêu chuẩn là 3.177,20 đô mỗi tháng trong năm 2018. CEFC đã rao bán căn hộ của mình tại Trump World Tower vào ngày 20/10/2020. Vào ngày 26/1/2022, CEFC bán căn hộ này cho một công ty ẩn danh có tên “845UN 78B LLC” với giá 4,625 triệu đô.

Giả sử rằng phí cơ bản không thay đổi trong suốt bốn năm nhiệm kỳ tổng thống của Trump, công ty Huaxin này đã trả cho Trump World Tower ít nhất 152.505 đô.

Dưới đây là đoạn trích sổ cái thanh toán của Trump World Tower cho tháng 10 năm 2018:


Phát triển kinh doanh của Trump Organization tại Trung Quốc

Các tài liệu được cung cấp cho Ủy ban cho thấy rõ rằng Tập đoàn Trump Org và Khách sạn Trump International ở Washington D.C., có thể đã tiếp tục chào mời và tìm kiếm các hoạt động kinh doanh ở Trung Quốc sau khi Trump nhậm chức dù rằng Trump đã cam kết không tham gia vào bất kỳ “thương vụ mới ở ngoại quốc” trong lúc nắm quyền. Vào tháng Sáu 2017, Giám đốc Kinh doanh và Tiếp thị của Khách sạn Quốc tế Trump International ở Washington, D.C. là Patricia Tang đã lập hóa đơn cho khách sạn 1.950 đô để hoàn lại một khoản chi phí kinh doanh cho một “Khách sạn ở Trung Quốc”.

Vào tháng Mười Một 2017 - đúng vào tháng mà ông Trump có chuyến thăm chính thức Trung Quốc - các báo cáo chi phí của Khách sạn Trump International đề cập đến chuyến đi Trung Quốc của Patricia có lẽ ám chỉ bà giám đốc Patricia Tang kia. Ngoài ra, một hạng mục trong sổ cái thanh toán chỉ ra khoản chi trả cho việc in danh thiếp cho Patricia trong chuyến đi Trung Quốc vào tháng Mười Một 2017. Bằng chứng rõ ràng về hoạt động của bà Patricia Tang ở Trung Quốc cho thấy rằng tập đoàn Trump Organization tiếp tục tìm kiếm thương vụ từ nước ngoài, đặc biệt là Trung Quốc dưới thời Trump làm tổng thống./.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét