04 tháng 8 2020

Đảng Dân chủ tống trát đòi đến các quan chức cao cấp của Bộ Ngoại giao để điều tra về việc sa thải tổng thanh tra

Cựu Tổng thanh tra Bộ Ngoại giao Stece Linick

 Karen DeYoung, Washinton Post 

03/08/2020


Các nhà lập pháp Dân chủ cho biết hôm thứ Hai rằng họ đã gửi trát đòi cho bốn quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao như một phần của cuộc điều tra đang diễn ra về vụ sa thải ông Steve Linick, Tổng Thanh tra của Bộ hồi tháng Năm. 

Trát đòi là một phần của cuộc điều tra chung được thực hiện bởi các Ủy ban Đối ngoại và Ủy ban Giám sát Hạ viện, cùng với các thành viên thiểu số của Ủy ban Đối ngoại Thượng viện.

“Chính quyền tiếp tục che đậy những lý do thực sự khiến ông Linick bị sa thải bằng cách cản trở cuộc điều tra của các Ủy ban và từ chối tham gia trong thiện chí,” theo một tuyên bố của Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại, Dân biểu Eliot L. Engel (Dân chủ, New York); chủ tịch Uỷ ban Giám sát, Dân biểu Carolyn B. Maloney (Dân chủ, New York); và Thượng nghị sĩ Robert Menendez (New Jersey), thành viên Dân chủ cấp cao nhất trong Ủy ban Đối ngoại Thượng viện. “Việc ngăn cản đó đã khiến cho trát đòi hôm nay trở nên cần thiết.”

Các nhà lập pháp đã buộc tội Bộ trưởng Ngoại giao Mike Pompeo muốn sa thải Linick vì ông ta đang thực hiện một cuộc điều tra được yêu cầu bởi Quốc hội về việc bán vũ khí của chính quyền cho Ả Rập Saudi, cũng như một truy vấn - gây nên bởi các khiếu nại nội bộ về vị Tổng thanh tra - về việc sử dụng nhân viên chính phủ cho những việc lặt vặt cá nhân của ông Pompeo và vợ.

Những người được triệu tập bao gồm các quan chức của Bộ như Brian Bulatao, Phó bộ trưởng về Quản trị; Marik String, Cố vấn pháp lý lâm thời; Michael Miller, Phó trợ lý Bộ trưởng về chính trị quân sự; và cố vấn cao cấp của Pompeo, Toni A. Porter, là người được cho đã bị giao nhiệm vụ làm những việc lặt vặt cho gia đình Pompeo.

Vụ sa thải Linick xảy ra vào giữa lúc Tổng thống Trump sa thải một số tổng thanh tra khác vì các hành động làm phật lòng Nhà Trắng.

Ông Pompeo, người đã nói rằng ông yêu cầu Trump sa thải Linick, nhấn mạnh tại một phiên điều trần của Thượng viện vào tuần trước rằng Tổng thống có thẩm quyền tuyệt đối để sa thải các quan chức được chỉ định. Nhưng ông ta nói có nhiều lý do mà ông muốn sa thải Linick. Cụ thể, ông nói, Linick đã rò rỉ kết quả của một cuộc điều tra [bởi văn phòng Tổng thanh tra] cho thấy văn phòng hoạch định chính sách của Bộ vào năm 2017 đã hành động chống lại một số quan chức kỳ cựu bị coi là không trung thành chính trị [với Tổng thống] bởi họ đã từng phục vụ trong chính quyền Obama.

Đồng thời, ông Pompeo cho biết, Linick đã “từ chối chăm sóc đội ngũ của mình theo những cách quan trọng,” và rằng tinh thần nhân viên ở văn phòng tổng thanh tra là “tồi tệ nhất” so với bất kỳ văn phòng nào tại Bộ Ngoại giao. Ông Pompeo nói,  viện dẫn kinh nghiệm của ông trong chức vụ giám đốc CIA, “Tôi biết những gì một Tổng thanh tra giỏi có thể làm, và Linick không phải là người đó.”

Ông Pompeo cũng lặp đi lặp lại những gì ông đã nói nhiều lần kể từ khi sa thải Linick - rằng ông “không biết về bất kỳ cuộc điều tra nào mà ông ta đang thực hiện vào thời điểm đó,” và do đó không thể nói ông trả thù bằng cách hất cẳng tổng thanh tra. “Nó không thể nào là lý do được cả.”

Trong một bản khai ký gửi trước các nhà điều tra Hạ viện hồi tháng 6, Linick đã phủ nhận rằng ông hoặc bất kỳ ai trong văn phòng của ông đã rò rỉ kết quả điều tra hoạch định chính sách, mà sau đó được công bố công khai.

Ông ta cũng nói rằng anh ta đã nói với các trợ lý hàng đầu của Pompeo, gồm có Bulatao, hồi đầu năm rằng anh ta đang điều tra hành vi cá nhân của Bộ trưởng và vợ của ông ta “để họ sẽ không ngạc nhiên.”

Ông Pompeo nói rằng Bulatao, trợ lý quản lý hàng đầu của ông, “đã không nói với tôi” về những cuộc gặp gỡ và trao đổi với Linick.

Ông nói rằng ông biết về cuộc điều tra vũ khí của Saudi chỉ vì ông được yêu cầu trả lời các câu hỏi bằng văn bản từ Tổng thanh tra. Ông Pompeo đã từ chối nói chuyện trực tiếp với văn phòng Linick cho cuộc điều tra, đã nổ ra khi chính quyền tuyên bố “tình trạng khẩn cấp” an ninh quốc gia để bán 8 tỷ đô la vũ khí sau khi Quốc hội từ chối chuẩn thuận “vụ mua bán đó”. Hành động này đã gây phẫn nộ cho cả hai phía Cộng hòa lẫn Dân chủ, những người lên tiếng về mối lo ngại về vi phạm nhân quyền của Saudi và thực chất của “tình trạng khẩn cấp” được tuyên bố.

Vào tháng 6, các ủy ban Hạ viện đã phỏng vấn Charles Faulkner, một quan chức của Bộ Ngoại giao, người đã thúc đẩy việc giao dịch này. Faulkner, từng là một người vận động hành lang cho Raytheon - cái công ty vũ khí sẽ hưởng lợi từ việc mua Saudi - đã bị chính quyền buộc thôi việc vào mùa xuân năm ngoái sau khi vai trò của anh ta  phát hiện.

Tuyên bố hôm thứ Thứ Hai cũng cho biết rằng ông Faulkner, trong buổi điều trần kín, đã mô tả một nhóm nhỏ các quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao quyết tâm bỏ qua các mối quan tâm nhân đạo hợp pháp... để thông qua cho được  đồng bán vũ khí trên 8 tỷ đô cho các quốc gia vùng Vịnh [Ba Tư].” Ủy ban Đối ngoại Hạ viện dự định sẽ công khai một bản sao lời khai của Faulkner “sớm nhất có thể," theo lời tuyên bố.

Bộ Ngoại giao đã không bình luận ngay lập tức về trát đòi hầu tòa./.


Nguyên bản tiếng Anh:  https://www.washingtonpost.com/national-security/democrats-subpoena-senior-state-department-officials-in-inquiry-over-firing-of-inspector-general/2020/08/03/77b903b2-d5a7-11ea-9c3b-dfc394c03988_story.html


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét